Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quy định về xử lý xe vi phạm không có người nhận

Xe vi phạm, phương tiện vi phạm hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện để xử lý.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115 về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5.

Theo quy định mới, trong thời hạn ba ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

Quy dinh ve xu ly xe vi pham khong nguoi nhan anh 1

Tang vật của các vụ án. Ảnh minh họa.

Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện để xử lý theo quy định.

Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định.

Tang vật, phương tiện vi phạm sau khi bị tịch thu theo quy định và được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì được xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Khởi tố người uống bia gây tai nạn giao thông làm 2 người chết

Uống bia với bạn xong, Dương điều khiển xe máy chạy trên đường Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng) nhưng không làm chủ được tốc độ nên gây tai nạn giao thông, làm 2 phụ nữ tử vong.

https://plo.vn/phap-luat/quy-dinh-ve-xu-ly-xe-vi-pham-khong-nguoi-nhan-896170.html

Theo Dương Dung/Pháp luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm