Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Quy trình nuôi cấy phôi trong điều trị IVF ra sao?

Nuôi phôi là vấn đề được nhiều người quan tâm trước và trong khi thực hiện điều trị thụ tinh ống nghiệm.

Vợ chồng tôi 39 tuổi, mong con 8 năm. Tôi trải qua hai lần làm thụ tinh ống nghiệm (IVF), chọc hút được 10 trứng và nuôi được 5 phôi ngày 3. Tuy nhiên khi nuôi lên ngày 5, chỉ còn hai phôi loại 3. Tôi chuyển phôi hai lần đều thất bại. Thưa bác sĩ, quy trình nuôi cấy phôi như thế nào để có chất lượng tốt, khả năng đậu thai cao?

Độc giả Thu Hường, Thừa Thiên Huế

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú - Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Nuôi phôi là vấn đề được nhiều người quan tâm trước và trong khi thực hiện điều trị thụ tinh ống nghiệm. Bởi chất lượng phôi là một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ thành công.

Nuôi cấy phôi là quá trình nuôi dưỡng hợp tử được kết hợp bởi trứng và tinh trùng trong môi trường nhân tạo, phù hợp sự phát triển của phôi. Môi trường nuôi phôi được quy định bởi các thông số nghiêm ngặt, nhằm mô phỏng môi trường bên trong tử cung người phụ nữ. Phôi nuôi thành công sẽ được cấy ngược vào buồng tử cung để mang thai.

Vào ngày chọc hút, trứng sau khi lấy ra khỏi cơ thể người phụ nữ được chuyển đến phòng labo để thụ tinh cùng tinh trùng và tạo phôi. Hiện nay, nhờ kỹ thuật ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn) hiện đại, một tinh trùng có thể thụ tinh với một noãn. Dưới sự hỗ trợ của hệ thống vi thao tác và kính hiển vi đảo ngược có độ phóng đại 200-300 lần, chuyên viên phôi học sẽ chọn một tinh trùng khỏe nhất, tiêm thẳng vào bào tương noãn để thụ tinh với noãn. ICSI được xem là cuộc cách mạng trong điều trị hiếm muộn do nguyên nhân đến từ nam giới.

Noãn thụ tinh thành công được theo dõi tiếp tục để đánh giá hình thái và quá trình phân chia phôi đến ngày 3, ngày 5 trước khi chuyển vào buồng tử cung người vợ. Bệnh nhân có thể được chuyển phôi trong chu kỳ điều trị kích thích buồng trứng (chuyển phôi tươi) hoặc trữ lạnh và sử dụng cho chu kỳ chuyển phôi sau (chuyển phôi trữ lạnh).

Nhiều năm trước, việc chuyển phôi được thực hiện khi phôi ngày 2-3. Hiện nay, khi kỹ thuật IVF phát triển, phôi được nuôi lên ngày 5-6 hay còn gọi là giai đoạn phôi nang. Theo đó, phôi thai tăng từ 2-8 tế bào thành 60-200 tế bào, nâng cao tỷ lệ phôi thai sống sót và phát triển khỏe mạnh khi được cấy vào buồng tử cung. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có thai của nhóm chuyển phôi ngày 5 là 42,85% và nhóm chuyển phôi ngày 3 là 36,6% - cao hơn so với nhóm chuyển phôi ngày 2 là 25,75%.

BVDK Tam Anh,  nuoi phoi anh 1

Chuyên gia phôi học tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quan sát sự phát triển của phôi.

Bên cạnh tỷ lệ thành công cao, nuôi phôi ngày 5 giúp giảm nguy cơ đa thai, an toàn hơn khi xét nghiệm di truyền. Tuy nhiên, quá trình nuôi phôi ngày 5-6 không hề dễ dàng, bởi ảnh hưởng nhiều yếu tố như độ tuổi phụ nữ, số lượng và chất lượng trứng, tinh trùng, chất lượng phòng labo và kinh nghiệm của chuyên viên phôi học.

Theo đó, phụ nữ tuổi càng cao thì tỷ lệ tạo phôi ngày 5 và mang thai thấp hơn so với phụ nữ trẻ. Số lượng và chất lượng phôi ngày 3 cũng ảnh hưởng trực tiếp kết quả nuôi phôi ngày 5. Nếu có nhiều phôi ngày 3, số phôi phát triển lên ngày 5 càng cao và ngược lại. Vì vậy, tùy số lượng và chất lượng phôi, bác sĩ sẽ tư vấn có nên nuôi phôi lên ngày 5 hay không.

Đặc biệt, phôi là vật thể nhạy cảm, dễ ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài, cần nuôi cấy trong môi trường ổn định, đủ điều kiện cần thiết. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của chuyên viên phôi học tác động trực tiếp đến kết quả quá trình nuôi cấy phôi. Vì vậy, bệnh nhân nên làm IVF ở đơn vị hỗ trợ sinh sản có hệ thống phòng labo hiện đại, đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên phôi học dày dặn kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn tốt, từ đó đạt kết quả tốt nhất.

Tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản BVĐK Tâm Anh, phôi được nuôi cấy trong hệ thống tủ nuôi cấy có gắn camera quan sát liên tục, ghi lại hình ảnh phôi suốt quá trình phát triển (timelapse). Đồng thời, chuyên viên phôi học có thể quan sát, đánh giá từng thay đổi nhỏ của phôi mà không áp lực thời gian (do không cần đem phôi ra bên ngoài như tủ cấy thông thường). Điều này giúp nhiệt độ, môi trường, độ pH ổn định và giống tự nhiên nhất.

Thiết kế phòng labo bên trong phòng labo (lab-in-a-lab) đặc thù, tách biệt khu vực thao tác với khu vực nuôi cấy, tăng khả năng ổn định môi trường xung quanh. Nhờ đó, phôi và giao tử phát triển tốt, tối ưu hóa khả năng sinh sống và phát triển của giao tử và phôi.

Kết hợp hệ thống tủ nuôi cấy gắn camera quan sát liên tục là phần mềm phân tích phôi áp dụng trí tuệ nhân tạo, nhằm hỗ trợ chuyên viên phôi học lựa chọn phôi tốt nhất chuyển vào tử cung, tăng tỷ lệ mang thai, sinh con khỏe mạnh.

Hoài Thương - Minh Chi

Bạn có thể quan tâm