Chiều 10/2 (mùng 1 Tết Giáp Thìn) dòng người ùn ùn đổ lên chùa Phật Đứng (hay còn gọi là chùa Thiền Lâm) nơi có Tượng Quán thế âm Bồ tát trên núi Tứ Tượng (Thủy Bằng, TT-Huế) để làm lễ cầu may đầu năm. |
Từ nhiều năm nay, đỉnh núi Tứ Tượng tại chùa Phật Đứng là một trong những điểm đến tâm linh mỗi dịp đầu năm mới. Không chỉ người dân Thừa Thiên Huế mà còn cả du khách từ các tỉnh lân cận cũng tìm đến nơi này hành lễ cầu may. |
Khi tới đây, mọi người thường cắm nhang trên chai nước suối và uống nước trong chai để cầu mong mọi việc trong năm mới sẽ may mắn, trôi chảy. |
Một nữ du khách chia sẻ quan niệm, những người hành hương tới đây chỉ việc đem chai nước suối theo, cầu nguyện trước Phật đài. Khi nào nén nhang tàn thì phép màu sẽ linh ứng vào chai nước. Đợi đến khi nhang tàn sẽ lấy nước uống. Mọi người hay gọi đó là nước Cam Lồ. |
Nhiều người đến đây hành lễ thường có nỗi niềm nên khi nghe những lời mời chào mát tai và đánh trúng tâm lý như vậy đều rất muốn thử vì biết đâu mình cũng sẽ gặp may mắn. |
Theo các sư thầy trong chùa, uống nước sau khi cầu nguyện lễ Phật để cầu may hay sờ tay vào tượng Phật để cầu xin sự gia hộ bình an là điều hiển nhiên, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc quá mê tín hay sự thiếu ý thức của một số người đi lễ khiến cho khu Thánh tích trở nên mất trang nghiêm. Không chỉ so sánh với cảnh thuần tĩnh cõi Phật, đối với mức đảm bảo vệ sinh môi trường cũng rất thấp. |
Du khách khi vừa bước chân tới đường đi bộ dẫn lên đỉnh sẽ thấy một khung cảnh lộn xộn. Nhiều người vừa đi vừa vái, cắm nhang khắp dọc lối đi. |
Những du khách lần đầu đến đây thường không hiểu vì sao người ta làm vậy nhưng cũng bắt chước làm theo khiến dọc lối lên đỉnh tượng Phật ngập nhang, khói bay mịt mù. |
Mặc dù nhà chùa đã bố trí một đỉnh đồng để thắp nhang, nhiều người vẫn cắm vào các chậu cây, dưới chân tượng Phật. Biển cấm không có hiệu lực khi nhang vẫn xếp vòng quanh. |
Bên cạnh đó, những chai nước suối cùng với nhang sau làm lễ xong, phần lớn người đi lễ không bỏ vào thùng rác mà vứt lăn lóc trên mặt đất khiến khu vực tượng đài trông nhếch nhác, mất vệ sinh... |
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.