Từ 15 phút đến 2 giờ sau khi bị rắn cắn, nạn nhân có dấu hiệu:
Theo Tech Insider, chất độc có trong nọc rắn hổ mang ngăn chặn hoạt động của hệ thống thần kinh và hệ thống thần kinh - cơ trong vòng 15 phút đến hai giờ, gây ra tình trạng buồn ngủ, tê liệt, mất ý thức, khó thở. |
Các mô xung quanh vết rắn hổ mang cắn bị tổn thương như thế nào?
Theo Tech Insider, các mô xung quanh vết rắn cắn bị thâm, sưng lên và chết đi. Điều này gây ra nhiễm trùng và nạn nhân có thể phải cắt bỏ bộ phận cơ thể như chân, tay. |
Nếu không đến bệnh viện sớm sau khi bị rắn hổ mang cắn, điều gì có thể xảy ra?
Bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết bệnh nhân khi bị rắn hổ mang cắn không đến viện sớm, phần hoại tử có thể ăn sâu vào cơ, xương, thậm chí tử vong. Hiện nay đã có thuốc giải độc khi bị loài rắn này cắn (huyết thanh kháng nọc rắn) giúp nọc độc không tiếp tục lan sâu vào cơ thể. |
Để nạn nhân ở trạng thái nào sau khi bị rắn cắn?
Tiến sĩ Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cho biết nạn nhân cần nằm yên vì cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn, đồng thời cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu. |
Để tránh hoại tử vùng vết cắn, không nên:
Theo bác sĩ Vũ Đức Chính, việc cố định chặt vết thương rắn cắn dễ dẫn đến hoại tử hơn. Để tránh hoại tử vùng vết cắn, không nên băng garo sau khi bị rắn tấn công vì cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc, khiến phần này dễ hoại tử. |
Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được làm gì?
Cách sơ cứu tốt nhất sau khi bị rắn cắn là rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, băng quấn kín vết thương bình thường để không gây bầm tím, sau đó chuyển đến bệnh viện. Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh, bôi hóa chất, thuốc, lá cây... lên vết cắn. |
Nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu, tím môi, cần:
Bạn cần theo dõi sát tình trạng hô hấp của nạn nhân. Nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp. Nếu không được hô hấp kịp thời, bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện. |
Vận chuyển nạn nhân cấp cứu, nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của:
Vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay có thể để thõng. |
Bất cứ trường hợp nào khi bị rắn cắn đều cần theo dõi trong:
Theo TS. BS Lê Xuân Dương, bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả. |