Nỗi lo về tài chính khiến phụ nữ ở Nhật sinh con muộn. |
Chika Hashimoto (23 tuổi), vừa tốt nghiệp Đại học Temple ở Tokyo, không phản đối việc có một gia đình nhỏ của riêng mình, nhưng cô cũng “không chớp lấy cơ hội” này.
“Đó chắc chắn không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi, hoàn thành sự nghiệp và tận hưởng sự tự do của mình quan trọng hơn nhiều so với việc kết hôn và sinh con”, Hashimoto chia sẻ với Al Jazeera.
Cô cho rằng những lo ngại về kinh tế là lý do chính khiến bản thân và nhiều phụ nữ trẻ ở Nhật Bản đang suy xét lại một tương lai chỉ toàn xoay quanh cho cuộc sống gia đình.
Phụ nữ Nhật Bản ngày nay có nhiều cơ hội học tập và thăng tiến sự nghiệp hơn so với các thế hệ trước. Ảnh: nippon |
Nhật Bản đang đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng nhân khẩu học lớn nhất thế giới, khi số ca sinh lần đầu tiên giảm xuống dưới 800.000 vào năm 2022.
Tỷ lệ sinh hiện tại là 1,34, thấp hơn rất nhiều so với mức 2,07 để giữ cho dân số ổn định. Đây là dấu hiệu cho thấy dân số Nhật Bản có thể giảm từ 125 triệu xuống còn 88 triệu người vào năm 2065.
Thủ tướng Fumio Kishida đưa ra giải pháp hai chiều cho tỷ lệ sinh đang giảm ở Nhật Bản là tích cực khuyến khích các cặp đôi lập gia đình, đồng thời cam kết tăng gấp đôi ngân sách cho thế hệ tương lai. Quốc gia sẽ tăng trợ cấp nuôi dưỡng trẻ em và các sáng kiến chăm sóc trẻ sau giờ học.
Áp lực công việc khiến phụ nữ Nhật Bản đắn đo chuyện có con. Ảnh: iStock |
Maki Kitahara (37 tuổi) đã cố gắng có con với chồng cũ cách đây vài năm. Cô cho biết: “Trong tôi bắt đầu xuất hiện những nỗi lo ngại, tôi sợ rằng mình sẽ đánh mất sự nghiệp phía trước. Tôi thường nghe các sếp nam nói về việc phụ nữ kết hôn và mang thai làm hỏng kế hoạch nhân sự, cả về phát triển kỹ năng và thăng tiến”.
Với tham vọng trong sự nghiệp và khao khát khám phá thế giới, Kitahara chưa bao giờ thực sự phù hợp với quan điểm của xã hội về người vợ và người mẹ truyền thống của Nhật Bản. Đây là một lý do dẫn đến việc cô ly hôn và chuyển hẳn đến Dubai, nơi cô điều hành từ xa một khóa đào tạo lãnh đạo cho phụ nữ Nhật Bản thông qua một công ty có trụ sở tại Fukuoka.
Sau Trung Quốc và Hàn Quốc, đây là quốc gia chi nhiều nhất cho việc nuôi dạy con trẻ, mặc dù mức lương còn khá khiêm tốn. Mức lương trung bình hàng năm gần như không tăng kể từ cuối những năm 1990, khoảng 39.000 USD, so với mức trung bình của OECD là gần 50.000 USD.
Hơn nữa, phụ nữ Nhật Bản có thu nhập ít hơn 21,1% so với nam giới vào năm 2021, gần gấp đôi mức chênh lệch lương trung bình ở các nền kinh tế phát triển.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, độ tuổi trung bình của các bà mẹ sinh con đầu lòng đã lên tới 30,9 tuổi vào năm 2021, cao nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào năm 1950.
Số lượng bà mẹ có con tham gia lực lượng lao động đang tăng lên, đạt mức 76% vào năm 2021, cao hơn 20% so với năm 2004. Tuy nhiên, chỉ có 30% tổng số bà mẹ là có việc làm lâu dài.
Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.