Trong khi các trường học từng bước nỗ lực cải thiện chất lượng vệ sinh học đường, phụ huynh cũng dần nhận ra nhà vệ sinh bẩn không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, từ đó rèn luyện và xây dựng thói quen giữ gìn vệ sinh công cộng cho trẻ.
Lời giải cho bài toán nhà vệ sinh bẩn
Nhà vệ sinh bẩn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam. Từ đây, nhiều hệ lụy liên quan sức khỏe, tâm lý và sự tập trung của trẻ khiến người lớn phải đau đầu tìm cách giải quyết.
Theo thời gian, các trường học từng bước lắng nghe phản hồi từ học sinh lẫn phụ huynh, từ đó nỗ lực cải thiện chất lượng vệ sinh học đường rõ rệt. Trong năm học 2018-2019, cả nước bổ sung khoảng 60.000 công trình nhà vệ sinh trường học, tỷ lệ nhà vệ sinh đạt chuẩn tăng thêm 13-14%.
Với tốc độ này, 40% nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn còn lại được dự đoán hoàn thành giải quyết trong 2 năm sau đó. Chung tay đẩy mạnh quá trình vì học đường sạch khuẩn, từ năm 2008 đến nay, nhãn hàng Vim triển khai chương trình “Vệ sinh học đường”, xây dựng 1.030 nhà vệ sinh đạt chuẩn cho hơn 200.000 học sinh khắp cả nước. Kết quả tích cực này cho thấy việc xây dựng, duy trì nhà vệ sinh học đường không khó nếu nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức từ các bên liên quan.
Nhiều nhà vệ sinh trường học trên cả nước được đầu tư xây sửa khang trang, sạch khuẩn. |
Tuy nhiên, không nhà vệ sinh nào duy trì chuẩn sạch dài lâu nếu thiếu đi ý thức và sự đóng góp từ các em học sinh - đối tượng trực tiếp sử dụng mỗi ngày. Phụ huynh cũng dần nhận ra nhà vệ sinh bẩn không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà còn phụ thuộc vào khả năng giữ gìn vệ sinh của trẻ.
Tuy nhiên, trong độ tuổi hiếu động, trẻ khó nghiêm túc giữ sạch nhà vệ sinh trường học. Vì vậy, việc hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh cho trẻ trở thành vấn đề nan giải đối với bố mẹ. Không ai có thể đi theo nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh cả ngày, những hành vi thiếu ý thức của các bé nơi nhà vệ sinh trường học cũng khó kiểm soát hết.
Bảo bối giúp trẻ hình thức ý thức giữ vệ sinh chung
Thấu hiểu những khó khăn của bố mẹ và tâm lý trẻ tiểu học, nhãn hàng Vim đưa ra nhiều giải pháp gần gũi, thân thiện, giúp bố mẹ giáo dục ý thức cho con, khắc sâu vào trí nhớ của bé những thông điệp ý nghĩa về việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, cụ thể là nhà vệ sinh học đường.
MV “Sạch khuẩn học đường - Chuẩn anh hùng Vim” mô tả việc giữ gìn vệ sinh học đường như cuộc chiến tiêu diệt quái khuẩn của biệt đội anh hùng Vim. Mỗi nhân vật Đội Trưởng Vim, Cậu Bé Cánh Cụt hay Chị Đại Diệt Khuẩn, với vũ khí đặc biệt của mình, tượng trưng cho các thói quen tốt mà bé cần ghi nhớ và thực hành mỗi ngày, gồm xả nước sau khi đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi, rửa tay sạch sẽ với xà phòng.
Với giai điệu bắt tai, những động tác đơn giản, tươi vui, đúng lứa tuổi và gửi gắm thông điệp mang tính giáo dục cao, đoạn phim nhanh chóng được cộng đồng mạng đón nhận với hơn 2 triệu lượt xem và chia sẻ.
Bên cạnh đó, Vim còn kết hợp với Hộp Háo Hức phiên bản chuẩn Vim giúp bé vừa chơi, vừa học những thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. Bên trong hộp là sách tranh, truyện tranh, bộ trò chơi “Anh hùng diệt khuẩn” phỏng theo boardgame cờ tỷ phú. Nếu những câu hỏi thuộc bộ trò chơi giúp bé ôn tập kiến thức đã đọc trong sách, thì bộ huy hiệu “Anh hùng diệt khuẩn chuẩn Vim” là phần thưởng để bố mẹ tặng bé khi thực hành tốt việc giữ gìn vệ sinh.
Hai mẹ con diễn viên Đinh Ngọc Diệp thích thú khám phá kiến thức mới mẻ về việc giữ gìn vệ sinh. |
Thay vì thuyết giảng khô khan về vi khuẩn và bệnh tật, những bảo bối nhãn hàng Vim mang lại vừa giúp bố mẹ cùng trẻ học và chơi để dễ dàng ghi nhớ những hành vi tốt, vừa là cách kết nối gia đình gần gũi, ấm cúng.
Diễn viên Vân Trang và con gái hào hứng với những món quà trong Hộp Háo Hức phiên bản đặc biệt. |
Việc hình thành thói quen, ý thức cho trẻ là hành trình cần sự kiên trì và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Tuy nhiên, với cách tiếp cận vui nhộn, việc trò chuyện, giáo dục con sẽ ít vấp phải trở ngại. Từ đó, bé sẽ biết tự giác bảo vệ nhà vệ sinh trường học, để hiện thực hóa tương lai học đường sạch khuẩn.
Bình luận