Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rời khỏi Bali vì hòn đảo không còn là thiên đường

Từng yêu thích cuộc sống ở hòn đảo nhiệt đới, Olumide Gbenro, dân du mục kỹ thuật số người Mỹ, rời khỏi Bali sau 4 năm vì những bãi biển đầy rác, dân bản địa thường xuyên hét giá.

Olumide Gbenro chuyển đến Bali (Indonesia) từ San Diego (bang California, Mỹ) từ năm 2019, theo Insider.

Nam thanh niên làm việc trong lĩnh vực tiếp thị truyền thông luôn thích sống ở nơi có nhiều ánh nắng và gần bãi biển. Quê nhà San Diego là nơi đáp ứng được sở thích đó, song trường học và công việc bận rộn luôn cuốn Gbenro đi và hiếm khi anh có thời gian tận hưởng.

Sau khi tốt nghiệp, anh đứng giữa "ngã ba" lựa chọn: học lên cao, đăng ký theo học một ngành hoàn toàn khác hoặc đi du lịch khắp thế giới. Cuối cùng, anh chọn rời Mỹ và đến ở tại Mexico, Đức, Đan Mạch trước khi chuyển đến hòn đảo nhiệt đới Bali, trở thành dân du mục kỹ thuật số.

Lý do thu hút anh là những bức ảnh mà bạn bè từ thời đại học của Gbenro sống tại Bali chia sẻ trên trang cá nhân. Anh thấy họ ngắm hoàng hôn hàng ngày, uống nước dừa khi nằm dài trên bãi biển hoặc cạnh bể bơi.

chay khoi Bali anh 1

Olumide Gbenro lúc còn sinh sống ở đảo Bali.

Khói bụi, ô nhiễm

"Khi mới chuyển đến đó, cuộc sống không dễ dàng và vui vẻ như tôi tưởng. Tôi đã vật lộn với sự cô đơn vì thiếu cộng đồng để kết nối, bạn bè cũng không có nhiều thời gian rảnh rỗi", anh kể lại.

Phần lớn thời gian trong ngày, Gbenro ngồi thao tác trên máy tính xách tay, trong các quán cà phê và không gian làm việc chung để kiếm tiền. Trung bình, anh kiếm được khoảng 140.000 USD/năm.

Về mặt tích cực, chi phí sinh hoạt ở Bali rẻ hơn gấp nhiều lần so với Mỹ. Dưới quan sát cá nhân của Gbenro, văn hóa của quốc gia Đông Nam Á này cũng thoải mái hơn nhiều so với xứ cờ hoa, nơi nhịp sống hối hả chiếm chủ đạo và hầu như ai cũng bận rộn cả tuần.

"Ở Bali, người dân địa phương thường chào đón tôi bằng một nụ cười. Tôi cũng có quyền tự do sắp xếp lịch trình của riêng mình, điều này giúp tôi có thời gian gặp gỡ và kết nối với cư dân bản địa và những người đến từ khắp nơi trên thế giới", anh bày tỏ.

Tuy nhiên, theo thời gian, người đàn ông nhận ra hòn đảo ngày càng bị thương mại hóa và không còn đem lại sự thoải mái như trước. Các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đã bị lấp đầy bởi nhiều KOL kéo đến du lịch để quay phim sống ảo.

Giao thông đông đúc và chuyện kẹt xe trở thành vấn đề hàng ngày. Các bãi biển bẩn hơn với rác thải vứt bừa bãi và tình trạng ô nhiễm dường không thể kiểm soát nổi. Khẩu trang che kín mũi là thứ không thể thiếu khi Gbenro ra đường.

chay khoi Bali anh 2

Du lịch Bali ngày càng phát triển, kéo theo lượng du khách tăng lên, song các vấn đề liên quan đến dịch vụ, chất lượng cuộc sống lại giảm xuống.

Cuộc sống đắt đỏ lên

Tình trạng ở Bali giống với vấn nạn mà các khu đô thị lớn thường đối mặt. Khi nhận ra điều đó, Gbenro không còn muốn ở lại hòn đảo thêm.

Về dịch vụ, lợi dụng lượng du khách đông đúc, nhiều người dân địa phương bắt đầu tìm cách moi tiền người nước ngoài bằng các cách thức hét giá hoặc lừa đảo.

"Song, dịch vụ lại không hề xứng với số tiền bỏ ra. Tôi chấp nhận phải trả nhiều hơn, nhưng số tiền cần đi đôi với chất lượng. Bali không còn đáp ứng được điều đó nữa", Gbenro nói.

"Tôi tin rằng nhiều người cần lên tiếng về những vấn đề này hơn là lãng mạn hóa hòn đảo từng là hoàn hảo để quảng bá thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp của họ", anh nói thêm.

Ngoài ra, giá cho thuê căn hộ tiêu chuẩn đã tăng gấp đôi so với thời điểm trước khi bắt đầu dịch Covid-19. Theo tính toán của Gbenro, 2.000 USD giờ chỉ đủ tạm để trả tiền thuê nhà.

So với các thành phố ở châu Âu như Praha và Barcelona, số tiền này có thể chi trả cho một căn hộ sang trọng nhìn ra biển hoặc trong thành phố với vị trí gần vườn hoặc công viên.

Người đàn ông quan niệm kinh doanh chênh lệch địa lý - chuyển đến một nơi có chi phí sinh hoạt rẻ hơn quê hương - là điều thúc đẩy dân du mục kỹ thuật số. Nhưng nếu phải trả tiền để sống giữa một thành phố ồn ào, đông đúc, số tiền tiết kiệm được liệu có đáng.

Sau 4 năm sinh sống ở Bali, Gbenro chuyển đến khu vực Nam Âu, nơi chính sách thị thực "dễ thở" hơn cho dân du mục kỹ thuật số. Người đàn ông mong được dành thời gian ở các thành phố gần biển tại Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.

"Gần đây, tôi đã lập gia đình và vì vậy họ là ưu tiên hàng đầu. Di chuyển khỏi Bali đồng nghĩa với việc tôi sẽ không phải lo lắng về việc con mình hít phải khói từ xe tải xây dựng, hay căng thẳng liên tục khi bị kẹt xe hàng ngày", Gbenro kết luận.

Phòng gym sang chảnh, chọn khách hàng như thi đại học

Mô hình phòng tập độc quyền dành riêng cho nhóm khách hàng dư dả tiền bạc ở Mỹ. Để có trong tay chiếc thẻ thành viên, người đăng ký phải trải qua nhiều vòng xét duyệt.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm