![]() |
Du khách mặc trang phục truyền thống của Thái Lan để chụp ảnh. |
Trong 3 ngày 28-30/3, Lễ hội Thái với chủ đề "Thai Festival: The Pulse of Tradition - Nhịp đập của truyền thống 2025" diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long thu hút đông đảo du khách và người dân tham dự.
Sự kiện này nhằm giới thiệu tiềm năng của nền kinh tế sáng tạo Thái Lan, đồng thời thúc đẩy sự kết nối giữa con người với con người thông qua văn hóa, du lịch và nghệ thuật.
Phát biểu khai mạc lễ hội, bà Urawadee Sriphiromya, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, cho biết lễ hội "Những ngày văn hoá Thái Lan tại Việt Nam" đóng vai trò là cầu nối văn hoá, thúc đẩy sự hiểu biết và giao lưu văn hoá Việt Nam - Thái Lan.
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc ngày hội. |
"Thai Festival 2025 tổ chức vào thời điểm hai nước đang hướng tới kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, là dịp để nhắc nhở chúng ta rằng văn hóa không chỉ là hình thức, mà còn là cầu nối - chiếc cầu kết nối và đưa chúng ta đến với nhau để hiểu nhau hơn, cùng trân trọng nhân loại và xây dựng một tương lai chung, hợp tác và thịnh vượng", bà Lalivan Karnchanachari, cố vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, khẳng định.
Trong 3 ngày diễn ra sự kiện, du khách được khám phá không gian văn hóa Thái Lan kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, thông qua nhiều hoạt động như workshop thủ công mỹ nghệ, rạp chiếu phim ngoài trời, đặc biệt là thưởng thức ẩm thực "chuẩn Thái".
Khánh Linh (22 tuổi, ngụ Ba Đình, Hà Nội) tỏ ra thích thú khi lần đầu được khám phá nét văn hóa, thưởng thức ẩm thực Thái Lan ngay tại Hà Nội. Cô gái chia sẻ: "Cuối tuần đi chơi và vô tình biết đến lễ hội nên tôi tham gia thử. Không gian lễ hội cùng các trải nghiệm tại đây khiến tôi bất ngờ bởi sự đa dạng và chỉn chu trong từng sản phẩm. Tôi ấn tượng nhất là hương vị món pad Thái và trà sữa 'chính gốc' có sự khác biệt rõ rệt so với người Việt chế biến lại".
![]() ![]() ![]() ![]() |
Lễ hội Thai Festival trong 3 ngày (28-30/3) thu hút đông đảo du khách tại Hà Nội ghé thăm. |
Tương tự, Như Phan (20 tuổi, ngụ Thanh Xuân, Hà Nội) thấy trải nghiệm mặc trang phục truyền thống của Thái Lan khá thú vị. Du khách có thể thoải mái mượn và diện trang phục để chụp ảnh check-in mà không mất phí. Các chương trình tự sáng tạo sản phẩm thủ công cũng không kém phần đặc sắc.
"Lễ hội khiến tôi muốn xách balo đến Thái Lan du lịch và tìm hiểu nhiều hơn nét văn hóa của họ, đặc biệt là lễ hội té nước Songkran của họ", Như Phan nói.
Hơn 50 gian hàng bày bán các món ăn truyền thống, từ những món ăn quen thuộc như pad Thái, xôi xoài, tom yum, đến những đặc sản ít gặp tại Việt Nam như cà ri xanh, gỏi đu đủ Som Tam hay chè Thái sầu riêng...
Ngoài ra, điểm nhấn đặc biệt của chương trình là lễ hội hoa đăng Loy Krathong qua nền tảng kỹ thuật số, và hoạt động té nước Songkran, một trong những lễ hội sôi động và đặc sắc nhất châu Á, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tại sự kiện, du khách sẽ trải nghiệm mặc trang phục truyền thống Thái Lan và tham gia chương trình quay số may mắn mỗi ngày, với cơ hội trúng những giải thưởng giá trị như vé máy bay đến Thái Lan.
Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?
Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'