Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Rủi ro 'trăm đường' khi làm việc, hợp tác với sao nhí

Dù nổi tiếng, kidfluencer vẫn là trẻ em và dễ gặp vấn đề tinh thần, thể chất nhiều hơn người lớn, các tổn thương này có thể để lại hậu quả cả đời.

Trong cánh gà của buổi trình diễn thời trang, những người mẫu “nhí” chuẩn bị bước lên sàn catwalk. Các bé có tuổi từ 4 đến 14 và được đào tạo ở học viện người mẫu chuyên nghiệp.

Bỗng nhiên, first face của buổi diễn òa khóc. Em khóc lớn đến mức khán giả phía ngoài nghe thấy và bắt đầu hoang mang. Nhanh trí, người điều phối chương trình đổi mẫu nhí thứ hai lên diễn đầu tiên và đưa cô bé đang khóc vào một góc để trấn an. Sau đó bé cũng lấy lại bình tĩnh và lên sân khấu ở lượt diễn thứ sáu.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, chị Vương Ly (quản lý Trung tâm đào tạo người mẫu chuyên nghiệp - Model Kid Bình Dương) cho biết đó là một trong nhiều rủi ro mà chị gặp phải khi làm việc với “mẫu nhí”.

Theo chuyên gia tâm lý, những người làm việc với trẻ em cần chuẩn bị kỹ năng giải quyết, hỗ trợ trẻ trong những tình huống tương tự. Đặc biệt, họ cần phối hợp với cha mẹ để bảo vệ các em khỏi áp lực từ môi trường bên ngoài.

Tính toán trăm đường

Giữa ngôi nhà ở TP.HCM, em bé 12 tháng tuổi nằm một mình trên giường. Xung quanh em là hàng chục người lớn cầm máy quay, tấm hắt sáng, giấy tờ đủ loại. Không thấy người thân, em hoảng loạn, òa khóc. Mẹ em vội chạy vào, bế con lên và dỗ dành. Em nín bặt rồi cười thật tươi.

Tưởng mọi việc đã ổn, mẹ lau nước mắt, đặt lại em lên giường rồi ra hiệu đoàn phim tiếp tục. Khi bà vừa ra khỏi tầm mắt, em lại òa khóc và mọi chuyện lặp lại. Mẹ chạy vào dỗ dành, em cười. Mẹ bước khỏi tầm mắt, em khóc nức nở. Cuối cùng, đoàn phim phải tạm nghỉ vài tiếng để em bé có thời gian bình tĩnh.

“Đây là chuyện không thể tránh khỏi khi làm việc với các diễn viên nhí”, Băng Linh, thành viên đoàn phim, chia sẻ. “Đoàn cũng phải cân đối lịch cho phù hợp với giờ giấc sinh hoạt của các bé, ví dụ quay cảnh ngủ thì phải đợi đến giờ ngủ của bé chứ không thể yêu cầu như diễn viên trưởng thành”.

Băng Linh nói thêm đoàn phim khá vất vả mỗi khi làm việc với các diễn viên nhí. Nếu đạo diễn có thể yêu cầu diễn viên biểu đạt cảm xúc theo kịch bản thì với trẻ nhỏ, đoàn chỉ có thể đợi đến lúc trẻ khóc, cười hay ngủ rồi quay cho đúng nhu cầu.

gia dinh Pam yeu oi anh 1

Chị Vương Ly (thứ 5 từ trái sang) là quản lý Trung tâm đào tạo người mẫu chuyên nghiệp - Model Kid Bình Dương. Ảnh: NVCC.

Tương tự Băng Linh, chị Vương Ly cũng gặp vấn đề trẻ quấy khóc, không hợp tác khi làm việc trong các lớp đào tạo người mẫu nhí. “Mình từng làm việc với một bé 3 tuổi và dành suốt 1 tháng chỉ để dỗ dành, giúp bé làm quen với môi trường”, chị Ly chia sẻ.

Trẻ em cũng dễ gặp tổn thương nhiều hơn người lớn. Một học trò của chị Ly từng bị thương, té đập đầu xuống đất khi cùng cô giáo đi diễn thời trang ở TP.HCM. “Mình nhanh chóng gọi xe và đưa bé cùng mẹ qua bệnh viện kiểm tra, may là không có gì nghiêm trọng. Đó là kinh nghiệm đáng nhớ khi làm việc với trẻ em. Mọi thứ phải thật cẩn thận”, quản lý học viện người mẫu nói.

Là “sao” nhưng vẫn “nhí”

Không chỉ cẩn thận, chị Ly luôn dặn bản thân phải thật chậm rãi khi làm việc với trẻ em. “Tôi không ép các em làm việc bản thân không thích hay luyện tập quá sức. Quan trọng là xây dựng môi trường lành mạnh để dạy dỗ và chia sẻ với các em”, chị tâm sự.

Còn với Băng Linh, cô và đoàn phim luôn lưu ý yêu cầu cha mẹ có mặt ở trường quay để theo dõi và chăm sóc những “diễn viên nhí”. Mỗi khi chuẩn bị quay, cô sẽ nhờ cha mẹ đưa bé lên phim trường để làm quen với các diễn viên lớn, giúp bé có cảm giác quen thuộc và tránh hoảng loạn khi quay phim.

Theo cuộc khảo sát quốc tế vào năm 2019, cứ 3 trẻ em thì có 1 trẻ muốn làm YouTuber khi trưởng thành. Trong khi đó, chỉ 1 trong 10 trẻ muốn trở thành phi hành gia. “Làn sóng này lan truyền như một căn bệnh truyền nhiễm”, Lyn Swanson Kennedy, nhà nghiên cứu tại trung tâm phòng chống thương mại hóa phụ nữ và trẻ em Collective Shout, nói với ABC News.

GS Crystal Abidin, nhà nhân chủng học kỹ thuật số tại Đại học Curtin, chia sẻ ngày càng nhiều trẻ em xuất hiện trong các nội dung quảng bá thương hiệu. "Các thương hiệu muốn bán hàng thông qua sự dễ thương của trẻ và mọi người thích điều này".

Tuy nhiên, làn sóng kidfluencer dẫn đến ngày càng nhiều vấn đề đạo đức. Những đứa trẻ có thật sự muốn trở thành ngôi sao mạng xã hội hay không? Chúng có hiểu được ý nghĩa của điều này trong tương lai? Một số người lo ngại trào lưu này có thể đặt các kidfluencer vào vòng nguy hiểm.

Trao đổi với Tri Thức - Znews, Nguyễn Đức Nhật - người nhận bằng tiến sĩ ngành đào tạo và giám sát tham vấn tại Đại học Cincinnati, Mỹ - cảnh báo có nhiều rủi ro khi cha mẹ cho con đi làm lúc còn quá nhỏ. TS Nhật là nhà tham vấn tâm lý đồng thời là dịch giả sách Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - tác phẩm về vấn đề sang chấn tâm lý ở trẻ em của TS Bruce D. Perry.

gia dinh Pam yeu oi anh 2

TS Nguyễn Đức Nhật khuyến cáo cha mẹ không nên để công việc ảnh hưởng đến tuổi thơ, cuộc sống hàng ngày của con. Ảnh: Quỳnh Danh.

“Dù nổi tiếng hay có những kỹ năng đặc biệt, trẻ em vẫn chỉ là trẻ em. Các em vẫn chưa phát triển đầy đủ về tinh thần lẫn thể chất. Có những sự kiện người lớn tưởng là bình thường nhưng có thể để lại tổn thương tâm lý suốt đời cho các em”, ông chia sẻ.

Theo TS Nhật, việc cha mẹ cho con trải nghiệm các công việc như influencer, người mẫu, diễn viên từ bé có thể giúp trẻ có nhiều trải nghiệm và mang lại thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình này, cha mẹ phải vừa định hướng cho con phát triển đúng khả năng vừa bảo vệ con khỏi áp lực xã hội và những điều tiêu cực.

Ông cho rằng những người làm việc với trẻ em, bên cạnh cha mẹ, phải tự trang bị kiến thức để làm việc với trẻ. Đồng thời, họ phải là người phối hợp với cha mẹ để bảo vệ các bé khỏi những điều tiêu cực có thể xảy ra.

“Trẻ em cần được sinh hoạt và học tập trong môi trường lành mạnh và an toàn. Cha mẹ cần đảm bảo cuộc sống của con không bị xáo trộn và cho con có tuổi thơ như bao đứa trẻ khác”, ông Nhật nhấn mạnh.

Thấy gì khi gia đình 'Pam yêu ơi' bị chỉ trích

Sự bùng nổ của ngành công nghiệp kidfluencer gây ra cuộc tranh cãi về những cha mẹ như Salim và Hải Long, khi để con trở thành ngôi sao mạng xã hội từ rất nhỏ.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Con sot 'Sephora Kid' la gi hinh anh

Cơn sốt 'Sephora Kid' là gì

0

Các Tween (trẻ ở lứa tuổi 8-12) bị ám ảnh với chăm sóc da. Sự tò mò với tất cả loại kem, gel, mặt nạ và peel da mặt thậm chí khiến họ gắn với một biệt danh gây sốt “Sephora Kid”.

Đức An

Bạn có thể quan tâm