Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sách giáo khoa lớp 8 môn Vật lý... tính nhầm

“Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng thì ở mặt trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét?".

Đây là bài 13.12 của sách Bài tập Vật lý lớp 8 của NXB Giáo dục Việt Nam o Bùi Gia Thịnh chủ biên.

Biết rằng lực hút của trái đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của mặt trăng lên vật ấy ở trên mặt trăng 6 lần và ở trên mặt trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trụ nặng bằng 1/5 thân thể người đó. Công của cơ bắp sinh ra trong mỗi lần nhảy coi là như nhau”. Bài tập này được tác giả SGK làm bài giải có kết quả gần bằng 5,7m.

Đề bài và lời giải tính nhầm trong SGK Vật lý lớp 8.
Đề bài và lời giải tính nhầm trong SGK Vật lý lớp 8.

Từ đề bài trên, một học sinh lớp 8 trường Trưng Vương (TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) cho rằng, phải căn cứ vào khối lượng để tính trọng lượng (độ lớn của trọng lực) chiếc áo giáp trên mặt trăng.

“Giả sử khối lượng của người là m thì khối lượng của chiếc áo theo đề ra là m/5. Từ đó dễ dàng tính ra được trọng lượng của người và áo giáp trên trái đất lần lượt là: P và p/5. Vì lực hút của trái đất tác dụng lên vật gấp 6 lần lực hút của mặt trăng tác dụng lên vật nên trọng lượng của người và áo giáp trên mặt trăng sẽ là p/6 và p/5 chia 6= p/30” – học sinh này giải thích. Với lập luận như vậy, bài giải của học sinh này cho ra kết quả bằng 10,5m và khác hẳn với lời giải ở SGK gần bằng 5,7m.

Bài giải của học sinh lớp 8 Trường TH và THCS Trưng Vương cho ra kết quả khác với bài giải ở SGK.
Bài giải của học sinh lớp 8 trường TH và THCS Trưng Vương cho ra kết quả khác với bài giải ở SGK.

Một giáo viên - thạc sĩ vật lý đang công tác tại tỉnh Quảng Trị khẳng định bài giải của học sinh lớp 8 này là đúng, lời giải trong SGK đã tính nhầm.

“Theo đề bài thì áo giáp nặng bằng 1/5 thân thể, vì vậy nếu ở mặt đất người có trọng lượng là P thì trọng lượng của áo giáp trên mặt đất là p/5. Còn trên mặt trăng lực hút nhẹ hơn, nên phải nhân thêm 1/6 nữa. Vì vậy, ở dòng tính P1 trong lời giải phải sửa lại là: p1 = p/6 + p/30 mới cho ra kết quả chính xác” – vị thạc sĩ này cho biết.

http://laodong.com.vn/xa-hoi/sach-giao-khoa-lop-8-mon-vat-ly-tinh-nham-256388.bld

Theo Hưng Thơ/Báo Lao động

Bạn có thể quan tâm