Thường xuyên làm thay và giúp đỡ con: Trẻ mới bắt đầu làm quen với việc gì thường không hoàn thành ngay được và mất nhiều thời gian hơn. Nhiều cha mẹ lúc này muốn giúp con để làm nhanh và hoàn thành sớm. Tuy nhiên, điều này ngăn cản con khám phá thế giới xung quanh, hạn chế phát triển kĩ năng sống và tạo thói quen lười biếng, ỉ lại vào người khác. Ảnh: Pequotlibrary. |
Quyết định hộ con: Nếu ngay cả những việc đơn giản như mặc quần áo gì, ăn uống như thế nào, học môn nào,... đều được cha mẹ quyết định thay, trẻ sẽ dần hình thành thói quen chờ người lớn làm giúp. Dần dần, trẻ sẽ càng lười suy nghĩ, không thể đưa ra lựa chọn nhanh chóng. Ảnh: Raisingchildrennetwork. |
Luôn thoả thuận với con: Bất kể làm gì, bạn cần nhất quán mọi vấn đề nếu muốn con chăm chỉ, không ngừng học hỏi. Nếu muốn con làm một số việc nhà khi thức dậy vào buổi sáng hoặc khi đi học về, bạn cần yêu cầu trẻ làm hàng ngày. Nếu để con thỏa thuận, trì hoãn đến ngày hôm sau, điều đó sẽ dẫn đến sự lười biếng ở trẻ. Ảnh: Yourteenmagazine. |
Không hướng dẫn cụ thể cho con: Nhiều cha mẹ yêu cầu con làm việc gì đó nhưng lại không đưa ra hướng dẫn cụ thể cho trẻ. Điều này khiến con không biết làm, dễ dàng bỏ cuộc và tìm cách trì hoãn. Cha mẹ nên giao nhiệm vụ cho trẻ phù hợp với độ tuổi của con. Đồng thời, theo dõi quá trình con làm việc thể hiện sự đánh giá cao với nỗ lực của con. Ảnh: Globalchild. |
Không làm gương cho con: Trẻ em thường noi gương người lớn. Chúng sẽ làm theo thái độ, hành vi của cha mẹ. Nếu cha mẹ lười biếng, buông thả, con sẽ học theo. Bất cứ khi nào bạn phải lựa chọn giữa trách nhiệm và sự buông thả, chẳng hạn chạy bộ sau giờ làm việc hoặc nằm xem TV, hãy quyết định chọn việc có trách nhiệm. Giải thích cho con tại sao bạn làm như vậy và những lợi ích của việc đó. Con sẽ dần học được thói quen này từ bạn. Ảnh: Scribd. |