Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sai lầm khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn

Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ em không những không đỡ mà còn tiến triển nặng hơn rất nhiều.

Tình trạng tiêu chảy có thể trở nặng nếu người bệnh được cho uống thuốc cầm tiêu. Ảnh: Shutterstock.

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ, có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.

Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách như thay đổi thức ăn cho trẻ đột ngột, cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hóa, ăn quá nhiều… hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi….

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều phụ huynh khi thấy con mắc tiêu chảy có tâm lý nóng vội, muốn con nhanh khỏi nên cho con uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu. Tuy nhiên, đây là 2 sai lầm lớn khiến bệnh của trẻ ngày một trở nên trầm trọng.

Theo chuyên gia này, việc sử dụng thuốc hoặc các biện pháp cầm tiêu chảy sẽ kéo dài thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Điều này vừa kéo dài, vừa làm tăng nặng tình trạng tiêu chảy của bé.

Ngoài ra, việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa, khiến tiêu chảy kéo dài, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng và lâu bình phục.

PGS Hà cho hay không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần mang trẻ tới bệnh viện. Trong một số trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ được xác định mắc tiêu chảy nhẹ nếu vẫn tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều, khóc có nhiều nước mắt, miệng lưỡi ướt, đi tiểu nhiều.

Với những trường hợp này, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài.

Bên cạnh đó, gia đình có thể phòng suy dinh dưỡng cho con bằng cách tích cực cho trẻ ăn chế độ ăn như khi bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ.

Việc kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể bé thiếu năng lượng, dễ bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng để chống đỡ với nhiễm trùng trong cơ thể cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương.

Về lâu dài, điều này làm thời gian mắc bệnh lâu hơn, khiến các bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển.

Nếu có con tiêu chảy, các gia đình chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận tràng, hạn chế đồ uống có ga và thức ăn quá ngọt…

Ngoài ra, người thân cần đưa trẻ đi khám ngay khi con có một trong những biểu hiện sau để sớm được điều trị đúng cách:

  • Đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục).
  • Nôn tái diễn, nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được
  • Bệnh nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn.
  • Trẻ rất khát nước
  • Ăn uống kém hoặc bỏ bú.
  • Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khoẻ mạnh

Sau gần hai tháng, kể từ khi các bác sĩ xuyên kim qua tử cung người mẹ để sửa tim cho bào thai, em bé đã chào đời khoẻ mạnh.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm