Sốt không phải là bệnh, nó là phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh cụ thể. Sốt có lợi vì nó ức chế sự phát triển và sinh sản của một số vi khuẩn và virus.
Tuy nhiên, sốt có thể khiến trẻ nhỏ khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Nhiều bậc cha mẹ không hiểu rõ bản chất của sốt nên có những quan điểm, cách chăm sóc sai, vô tình dẫn đến biến chứng không mong muốn.
Không đo nhiệt độ của trẻ
Theo tạp chí Today's Parent, nhiều bậc cha mẹ thấy cơ thể trẻ hơi nóng cũng sẽ cho đó là sốt nhưng lại không đo chính xác nhiệt độ. Trong khi đó, nhiệt độ cơ thể rất quan trọng để chẩn đoán và tiên lượng, đặc biệt là ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Theo các bác sĩ, thân nhiệt cụ thể giúp phân biệt giữa các cơn sốt và dựa vào đó, bác sĩ khuyên nên xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây sốt nếu cần thiết.
Thông thường, nếu nhiệt độ trên 38 độ C, trẻ đang bị sốt, nhưng có sự khác biệt nhỏ về nhiệt độ giữa mỗi phương pháp. Để kiểm tra nhiệt độ của trẻ chính xác, cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế đo ở nách, miệng hoặc hậu môn. Khi đo hậu môn, nhiệt độ bình thường khoảng 36,6-38 độ C, nhiệt độ ở nách là 36,5-37,5 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ bình thường khi đo ở miệng là 35,5-37,5 độ C.
Đo thân nhiệt là cách tốt nhất để xác định và chẩn đoán trẻ có bị sốt hay không. Ảnh: Healthserv. |
Sử dụng sai thuốc hạ sốt
Nhiều cha mẹ không phân biệt được loại thuốc hạ sốt cho trẻ. Loại thuốc hạ sốt phổ biến khá an toàn với trẻ nhỏ là acetaminophen hoặc paracetamol với liều lượng là 10-15mg/kg mỗi 4-6 giờ và không quá 5 liều trong 24 giờ.
Một số cha mẹ sẽ thay thế liều ibuprofen và acetaminophen để cố gắng hạ sốt nhanh hơn. Nhưng mục tiêu luôn phải là điều trị cho thoải mái chứ không phải hạ nhiệt độ trở lại bình thường. Nếu con bạn không đáp ứng với loại thuốc đầu tiên sau một vài giờ, bạn có thể thử loại giảm tác nhân gây bệnh khác miễn là bạn tuân thủ lịch dùng thuốc cho mỗi loại thuốc.
Phụ huynh cần thận trọng khi sử dụng các liều thay thế để tránh bất kỳ sai sót nào về liều lượng. Acetaminophen không được dùng nhiều hơn bốn giờ một lần vì dùng quá liều có thể gây hại cho gan.
Trong khi đó, trẻ không được dùng ibuprofen thường xuyên hơn 6 giờ một lần. Đặc biệt, nếu trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy hoặc khó ăn uống, bạn nên tránh dùng ibuprofen. Nguyên nhân là ibuprofen được xử lý bởi thận và trong một số trường hợp, có thể gây ra các vấn đề với thận nếu trẻ bị mất nước.
Trẻ nhỏ tuyệt đối không được sử dụng thuốc aspirin để hạ sốt. Nó có thể gây ra tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng được gọi là hội chứng Reye, dẫn đến lú lẫn, sưng não và tổn thương gan.
Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, nghĩ rằng cho trẻ uống nhiều thuốc sẽ hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Dùng quá liều có thể gây ngộ độc ở trẻ em và dẫn đến các vấn đề sức khỏe không mong muốn. Nếu có thể, bạn nên ghi thời gian và liều lượng khi cho trẻ dùng thuốc để tránh dùng quá liều và nhầm lẫn khi có người khác chăm sóc cùng.
Không cho trẻ uống đủ nước
Trẻ em bị sốt có thể mất nước. Ngoài nước lọc, bạn có thể cho bé sử dụng các giải pháp bù nước bằng đường uống như Pedialyte khi trẻ bị nôn mửa và tiêu chảy.
Điều rất quan trọng khi trẻ bị sốt là cha mẹ cần cho con uống nước thường xuyên, kể cả khi trẻ không yêu cầu. Đặc biệt, với trẻ còn quá nhỏ để đòi uống nước, cha mẹ phải chú ý bổ sung nước cho con để tránh mất nước khi bị sốt.
Cha mẹ cần biết liều lượng thuốc hạ sốt cần cho trẻ để giảm sốt và tránh biến chứng. Ảnh: Todaysparent. |
Ủ quá ấm
Nhiều cha mẹ sợ con bị lạnh khi sốt nên mặc nhiều quần áo cho trẻ. Tuy nhiên, không nên ủ quá ấm cho con, thay vào đó chỉ nên mặc quần áo thoáng mát để nhiệt thoát ra ngoài và hạ thân nhiệt nhanh. Nhưng đừng cởi quần áo hoàn toàn cho bé vì con có thể bị lạnh và rùng mình.
Ngoài ra, dù biện pháp chườm khăn ướt lên trán và nách có thể hạ nhiệt độ, cha mẹ nên tránh cho trẻ tắm nước lạnh hoặc tắm vòi sen vì chúng có thể làm nhiệt độ giảm quá nhanh, sau đó lại gây phản ứng và sốt trở lại.
Không khí trong phòng quá ẩm hoặc quá khô có thể khiến trẻ càng khó chịu, mệt mỏi khi bị sốt. Đặc biệt, cha mẹ cần thông gió tốt cho phòng ngủ, nếu cần, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm. Nhiệt độ phòng trẻ nằm phải ổn định và nằm trong khoảng 18-20 độ C.
Đi khám muộn
Khi trẻ bị sốt kéo dài hơn 72 giờ, bạn nên cho con đi khám, đặc biệt là nếu không có triệu chứng của loại virus thông thường, chẳng hạn sổ mũi hoặc ho. Các bác sĩ cho biết bất kỳ trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt đều phải được chăm sóc y tế ngay lập tức vì có nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn. Nếu trẻ quá quấy khóc, cáu kỉnh, buồn ngủ hoặc không phản ứng, thở khò khè, ho hoặc phát ban, cha mẹ cũng nên đưa con đi khám.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.