Theo bản tin 6h ngày 19/6, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm 94 bệnh nhân Covid-19.
Các tỉnh, thành phố có thêm bệnh nhân là TP.HCM (40), Bắc Ninh (15), Nghệ An (13), Bình Dương (12), Bắc Giang (9), Tiền Giang (3), Hà Tĩnh (1), Đà Nẵng (1). Trong đó, 86 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.
TP.HCM: 38 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, 1 ca liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, 1 ca liên quan đến trụ sở UBND quận 7.
Nghệ An: 1 ca liên quan khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), 3 ca là các trường hợp F1, 4 ca liên quan huyện Diễn Châu, 5 ca đang điều tra dịch tễ.
Bắc Ninh: Các ổ dịch có thêm bệnh nhân là khu công nghiệp Quế Võ (3), khu công nghiệp Khắc Niệm (5), Đại Phúc (5), 1 ca là F1, 1 ca đang điều tra dịch tễ.
Hà Tĩnh: Bệnh nhân nam, 61 tuổi, địa chỉ tại TP Hà Tĩnh; thuộc diện F1, đã được cách ly. Người này đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh.
Đà Nẵng: Bệnh nhân nam, 59 tuổi, địa chỉ tại quận Thanh Khê, đang được điều tra dịch tễ.
Bắc Giang: Các bệnh nhân đều trong khu cách ly và vùng đã được phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.
Bình Dương: Đây là các trường hợp F1, đã được cách ly.
Tiền Giang: Các bệnh nhân đều trong khu vực phong tỏa, liên quan BN10630. Họ đang được điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tiền Giang.
Kể từ khi dịch bùng phát đến 6h ngày 19/6, Việt Nam có tổng cộng 10.836 ca ghi nhận trong nước và 1.672 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 9.266, trong đó có 1.938 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết dù có áp lực nhất định, ngành y tế vẫn có những tín hiệu lạc quan để đối phó nếu số ca mắc Covid-19 lớn được ghi nhận.
Ông Khuê khẳng định hệ thống điều trị Covid-19 của Việt Nam đang đáp ứng hiệu quả. Nếu số ca mắc lớn hơn thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn có thể làm chủ tình hình.
"Việt Nam đã có kịch bản 30.000, 50.000 ca mắc. Tôi tin nước ta sẽ đáp ứng được. Thực tế, chúng ta có cơ sở để cách ly số lượng lớn. Với tỷ lệ F0 có triệu chứng nhẹ, cộng thêm chiến lược tiêm vaccine, chúng ta hy vọng về khả năng đáp ứng đủ của các cơ sở điều trị", ông Khuê nhận định.
Về vấn đề vaccine Covid-19, ngày 17/6, Bộ Y tế đã phân bổ đợt 5 vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca cho các địa phương. Trong đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) được nhận số lượng nhiều nhất với 786.000 liều.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng ở nước ta với sự tham gia của tất cả bộ, ngành và các địa phương sẽ đồng loạt triển khai.
Bộ trưởng cho biết Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021, đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng. Muốn đạt được, việc quan trọng là phải tiêm cho ít nhất khoảng 70% dân số. Điều này sẽ đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.