Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sáng kiến sơ đồ hóa phần tổng kết bài học môn Ngữ văn

Cô Trần Thị Liễu, Ngô Thị Thu Hiền đã đầu tư công sức và trí tuệ để xây dựng sáng kiến sơ đồ hóa phần tổng kết bài học môn Ngữ văn nhằm khắc phục hạn chế của những phương pháp cũ.

Cô Trần Thị Liễu, Ngô Thị Thu Hiền - giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) - giới thiệu thiết kế cụ thể các sơ đồ cho chùm 8 bài học văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11, cụ thể như sau:

Bài 1. Vào phủ chúa Trịnh (Trích "Thượng kinh kí sự") - Lê Hữu Trác.
Bài 2. Tự tình - Hồ Xuân Hương.
Bài 3. Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến.
Bài 4. Thương vợ - Tú Xương.
Bài 5. Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ.
Bài 6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát.
Bài 7. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu.
Bài 8. Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm.

PGS Văn Như Cương kể về Tết ‘không có một xu’ năm 1954

Thời khắc chuyển giao năm cũ, năm mới, PGS.TS Văn Như Cương chia sẻ câu chuyện về đạo lý “mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy” và kỷ niệm cái Tết nghèo khó 1954.

Với những sơ đồ trên, phần tổng kết bài học sẽ được sơ đồ hóa, điều đó sẽ hiển thị liên kết giữa các phần của bài học một cách rõ ràng, cung cấp thêm một số cách thức tổng kết bài học tránh rập khuôn, nhàm chán.

Cách thức sử dụng các sơ đồ đã thiết kế

Trong thời gian từ 2 đến 3 phút, với sự hỗ trợ của máy chiếu, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để hướng dẫn học sinh tổng kết bài học theo một số cách thức khác nhau.

Điều này sẽ tạo nên sự sinh động, linh hoạt cho bài học, tạo hứng thú, sự tích cực cho học sinh. Học sinh vừa nắm được những ý cơ bản, lại vừa có thể phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng hiểu biết của mình để tự mình hoàn thiện bài học. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một vài cách thức.

Cách thứ nhất, giáo viên đưa ra sơ đồ, bỏ trống ngẫu nhiên một số ô để học sinh tự hoàn thành.

Ví dụ, đối với phần Tổng kết bài Vào phủ chúa Trịnh, giáo viên đưa ra sơ đồ sau và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ trong vòng 2 phút. Sau đó giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh tự chữa vào vở.

Cách thứ hai, giáo viên bỏ trống có hệ thống các phần của sơ đồ để học sinh hoàn thành.

Ví dụ: Đối với phần Tổng kết bài học Câu cá mùa thu, giáo viên đưa ra sơ đồ sau (bao gồm các ý lớn, bỏ trống toàn bộ ý nhỏ) và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ trong vòng 2 phút. Giáo viên trình chiếu đáp án, học sinh tự sửa và bổ sung:

Cách thứ ba, giáo viên đưa ra mô hình sơ đồ và toàn bộ nội dung cần tổng kết, sau đó yêu cầu học sinh xếp các nội dung đó vào các ô tương ứng.

Cách thứ tư, giáo viên đưa ra sơ đồ, bỏ trống từ ngữ trong các ô và yêu cầu học sinh hoàn thành.

Cách thứ năm, giáo viên đưa ra sơ đồ và hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh hoàn thành sơ đồ.

Giáo viên có thể căn cứ theo tình hình lớp học, đối tượng học sinh, thời lượng bài học và những điều kiện thực tế khác để áp dụng phù hợp đối với giờ học, mang lại hiệu quả dạy và học cao hơn. Giáo viên cũng có thể trên cơ sở sơ đồ đã có, thiết kế thêm nhiều cách thức sử dụng khác để phục vụ cho bài học

Không chỉ phục vụ cho phần Tổng kết bài học trên lớp, phần sơ đồ còn là một gợi ý để học sinh học bài ở nhà. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chi tiết hóa phần sơ đồ, triển khai các ý cấp độ thấp hơn theo hướng lập bản đồ tư duy.

Kết hợp bài học đã được học ở trên lớp với bản đồ tư duy tự hoàn thành ở nhà, học sinh sẽ có thể hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, chủ động hơn.

Bỏ trường điểm, cô giáo tự nguyện về dạy học sinh khuyết tật

“Đang là giáo viên dạy giỏi của trường lại về dạy học sinh khuyết tật, ai cũng bảo thần kinh tôi chắc… có vấn đề” - cô Nguyễn Thị Kim Thanh chia sẻ.

 






http://m.baomoi.com/Sang-kien-so-do-hoa-phan-tong-ket-bai-hoc-mon-Ngu-van/c/18632204.epi

Theo Hải Bình/ GD&TĐ

Bạn có thể quan tâm