Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sao Hàn quyết hạ Brazil để miễn nghĩa vụ quân sự

Không ai trong số 23 ngôi sao của ĐT Olympic Hàn Quốc từng trải qua nghĩa vụ quân sự ở quốc gia của họ. Thế nên ông thầy Neil Lennon (Celtic) mới dám quả quyết các cầu thủ Hàn Quốc sẽ quyết tâm hạ Brazil để mang vinh quang về cho tổ quốc và cũng để khỏi phải đi bộ đội.

Sao Hàn quyết hạ Brazil để miễn nghĩa vụ quân sự

Không ai trong số 23 ngôi sao của ĐT Olympic Hàn Quốc từng trải qua nghĩa vụ quân sự ở quốc gia của họ. Thế nên ông thầy Neil Lennon (Celtic) mới dám quả quyết các cầu thủ Hàn Quốc sẽ quyết tâm hạ Brazil để mang vinh quang về cho tổ quốc và cũng để khỏi phải đi bộ đội.

Nhưng các ngôi sao CHDCND Triều Tiên thì khác, quyết tâm của họ chỉ vì Chủ tịch Kim vĩ đại, vì Đảng quang vinh và vì nhân dân toàn thắng.

Sao Hàn sợ nghĩa vụ quân sự

Theo luật pháp của Hàn Quốc, bất kỳ nam giới nào ở độ tuổi từ 18 đến 35 cũng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong khoảng thời gian 2 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, mọi người dân Hàn Quốc đều nghiêm chỉnh chấp hành luật nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên vì lý do nghề nghiệp, sợ binh đao hay cuộc sống khắc khổ trong quân đội nên cũng không ít các ngôi sao xứ Hàn - thần tượng của hàng triệu giới trẻ ở châu Á trong các lĩnh vực âm nhạc hay điện ảnh luôn tìm cách lẩn trốn nghĩa vụ quân sự.

Các cầu thủ Hàn Quốc quyết tâm giành HCV để được hoãn nghĩa vụ quân sự

Tiêu biểu như Bi Rain, từng có tin sau nhiều lần trì hoãn bất thành, anh này còn có ý định nhập quốc tịch Mỹ để trốn tránh gia nhập quân đội Hàn Quốc. Các ngôi sao bóng đá lại càng sợ luật nghĩa vụ quân sự. Bởi đạo luật này có thể khiến giấc mơ châu Âu của họ tan thành mây khói, bởi có đội bóng nào muốn bỏ ra hàng đống tiền mua một ngôi sao Hàn Quốc, để rồi có thể họ phải nuôi không ngôi sao ấy 2 năm vì anh ta phải trở về quê hương cầm súng canh gác nơi biên giới?

Nhưng luật là luật, không có ngoại lệ. Thậm chí lằng nhằng là đi tù chứ chẳng chơi. Hồi tháng 05/2012 vừa qua, Park Chu-young, chân sút đang khoác áo Arsenal thậm chí còn bị loại ra khỏi ĐT Hàn Quốc vì cố tình trì hoãn nghĩa vụ quân sự, sau khi xin được giấy phép cư trú ở Monaco có thời hạn 10 năm, khiến dư luận phẫn nộ. Tiền đạo này chỉ được phép tham dự Olympic London 2012 nhờ cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong tương lai gần.

Thế thì mang huy chương về đây!

Nhưng rất có thể Park Chu-young sẽ không phải thực hiện cam kết thiêng liêng của mình với tổ quốc. Theo nguồn tin từ báo chí Anh, nhằm khích lệ tinh thần thi đấu của các VĐV, Hàn Quốc không chỉ thưởng lớn cho các VĐV có thành tích tại London 2012 mà còn miễn nghĩa vụ quân sự cho những ai mang huy chương về cho tổ quốc.

Thế nên, dù là công dân của xứ Sương mù nhưng HLV Celtic, ông Neil Lennon vẫn sướng phát điên khi ĐT Olympic Hàn Quốc đánh bại Vương Quốc Anh để lọt vào bán kết. Cứ đà này thì các ngôi sao Hàn Quốc, trong đó có cậu học trò Ki Sung Yueng của ông sẽ cố sống, cố chết mà “đá chết bỏ” đoàn quân Samba của Mano Menezes để mang vinh quang về cho tổ quốc và để được miễn “nghĩa vụ đầy thiêng liêng” nhưng họ lại không mong muốn.

Trên tờ Telegraph, nhà cầm quân Bắc Ireland của Celtic hồ hởi: “Tôi đã nói chuyện với Ki (Sung Yueng) trước khi cậu ta đến London 2012. Cậu ta và các đồng đội khẳng định sẽ quyết tâm giành huy chương, vì màu cờ sắc áo của tổ quốc. Ngoài ra, họ còn có một động lực khác: nếu giành huy chương, họ sẽ được miễn gia nhập quân đội 2 năm, nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi thanh niên Hàn Quốc”.

Nhưng VĐV Triều Tiên luôn nghĩ tới Đảng

Kim Un-Guk giành HLV Olympic ở môn thi cử tạ

Hóa ra, những ngôi sao hoặc một số cầu thủ Hàn Quốc quyết tâm giành vinh quang cho đất nước chỉ vì… muốn được bỏ qua cho “nghĩa vụ thiêng liêng”? Như thế thì toan tính và thực tế quá và xem ra họ thua xa những đồng bào nhưng không phải “đồng chí” của mình ở phía Bắc của bán đảo Triều Tiên.

Sau khi giành HCV và phá kỷ lục Olympic ở nội dung cử tạ nam dưới 56 kg, Om Yun Chol không nghĩ tới bản thân mà đăng đàn phát biểu luôn rằng, nỗ lực của anh chỉ là một phần, vinh quang này là nhờ hồng phúc của cố Chủ tịch Kim Jong Il vĩ đại và sự che trở của Chủ tịch Kim Jong Un. Một ngày sau, anh Kim Un-Guk lại tiếp tục làm nên kỳ tích tương tự như “đồng chí” Om Yun Chol ở nội dụng cử tạ nam dưới 62 kg.

Kim Un-Guk phát biểu: “Chủ tịch Kim đang chờ tin tức của chúng tôi, vì vậy chúng tôi có thể vui mừng thông báo cho Chủ tịch và toàn dân rằng, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng mà Đảng Lao động Triều Tiên, Nhà nước và nhân dân đã tin yêu giao phó”.

Thử hỏi Kim Un-Guk và các đồng chí, đồng đội của mình làm sao đánh bại được Trung Quốc ở môn cử tạ để lập chiến công lớn tại Olympic, nếu không nhờ hồng phúc, ý kiến chỉ đạo hay sự che trở của cố Chủ tịch Kim Jong Il và Chủ tịch Kim Jong Un vĩ đại? Thế nên các đồng chí ấy dù còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng không hề đòi hỏi lãnh đạo phải thế này, nhân dân phải thế kia như các anh bên Hàn Quốc.

Thiết nghĩ, với thành tích chói sáng tại London 2012, cùng với tinh thần ái quốc thiêng liêng, các VĐV Triều Tiên nên được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Anh Hùng lao động, Huy chương vì sự nghiệp thế hệ trẻ. Riêng trường hợp của đồng chí Kim Un-Guk, VĐV đang trong quân đội thì nên được tặng thêm danh hiệu Chiến sĩ thi đua và Huân chương Quân công hạng Nhì.

Zing Live

THEO DÕI VÀ BÌNH LUẬN TRỰC TIẾP #OLYMPIC-2012

Sỹ Đoan

Theo Infonet

Sỹ Đoan

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm