Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sao 'Hoàng tử Ba Tư' lột xác khi làm kẻ săn tin đêm

Càng lấn sâu vào nghề, Lou - nam chính trong "Nightcrawler" càng bộc lộc những thủ đoạn, dã tâm trong việc săn bằng được những hình ảnh ấn tượng, cả tích cực lẫn tiêu cực.

Nightcrawler là phim nói về một kẻ cắp vặt tên Lou Bloom do Jack Gyllenhaal thủ vai, tình cờ phát hiện cách kiếm tiền tốt là săn các cảnh tai nạn, máu me bán cho đài truyền hình làm tin thời sự. Từ một kẻ không chuyên, với tinh thần tự học hỏi, nghiêm túc trong công việc, không ngại dấn thân, anh dần chiếm được chân cộng tác viên trong đài truyền hình nhỏ ở Los Angeles.

Thế giới thứ ba khen chê phim 'Lạc giới'

Theo Eric Trương, bộ phim có những điểm trừ như tựa không liên quan đến nội dung, tình yêu người đồng giới chưa được phản ánh đúng sự thật.

 
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu bản thân Lou có đạo đức tốt. Thế nhưng, vì anh vào nghề quá dễ dàng, chỉ một cái máy quay, xông đại vào những nơi có sự cố ghi hình về bán, nên anh gạt bỏ mọi quy tắc nghề nghiệp của nghề báo, và sau này, anh bỏ luôn cả quy tắc đạo đức của người lương thiện. Càng lấn sâu vào nghề săn tin đêm, Lou càng bộc lộc những thủ đoạn, dã tâm trong việc săn bằng được những hình ảnh ấn tượng, cả tích cực lẫn tiêu cực chỉ với mục đích câu thêm tỷ suất người xem cho nhà đài, cũng là để đánh bóng cho thương hiệu cá nhân, mở đường thăng tiến về sau.

Jake Gyllenhaal trong vai Lou Bloom, kẻ cắp vặt trở thành người săn tin nóng.
Jake Gyllenhaal trong vai Lou Bloom, kẻ cắp vặt trở thành người săn tin nóng.

Nam diễn viên Jake Gyllenhaal trong vai Lou rất tuyệt. Từ đầu đến cuối, anh giữ được một kiểu nét mặt tỉnh, nhưng qua mỗi giai đoạn người xem lại nhìn thấy thêm sự bỉ ổi trên gương mặt ấy. Cách nói chuyện của anh vẫn khôn ngoan, nhẹ nhàng nhưng càng về sau càng lộ rõ dã tâm. Vai Lou làm khán giả hiểu rằng, anh có thể giỏi về chuyên môn, khéo ăn nói, biết phân tích đánh giá, biết mình biết ta để leo nhanh trong sự nghiệp, cụ thể là làng báo truyền hình, nhưng nếu không giữ được đạo đức, lương tâm trong nghề nghiệp, không biết bảo vệ những quy tắc của nghề, anh mãi mãi chỉ là con giun đất như tựa đề bộ phim Nightcrawler.

xácx
Lou bất chấp đạo đức nghề nghiệp để săn được tin nóng.

Sau khi theo dõi bộ phim, người xem sẽ nhận ra, mọi tội lỗi không chỉ đổ cho một mình Lou. Bởi dù sao anh cũng chỉ là người săn tin, còn quyền quyết định phát tin lên sóng lại là đài truyền hình, cụ thể hơn là Nina, giám đốc sản xuất chương trình tin sáng sớm.

Nếu ngay từ đầu, Lou gặp người làm việc có tâm, hướng dẫn anh cách khai thác thông tin trong phạm vi nghề báo, chưa chắn anh đã dấn sâu vào nghề săn tin bất chấp thủ đoạn. Bởi Nina đã bật đèn xanh cho Lou trong việc tìm những tin “máu me”, nên anh - một kẻ nhanh chóng nắm được người khác thích gì - càng ham thích săn những cảnh giật gân. Tuy Nina biết Lou vi phạm luật để quay những thước phim độc quyền, nhưng cô vẫn coi như “khuất mắt trông coi”. Mục đích của cô là giữ cái ghế của mình vững chắc nên bỏ qua mọi quy tắc về đạo đức trong việc đưa tin. Cô chỉ quan trọng ở việc làm sao để khán giả không thể rời khỏi màn hình khi chuyển tới kênh của cô.

Xem Nightcrawler, khán giả sẽ còn nhiều suy ngẫm hơn thêm về cách làm việc của những con người trong nghề báo. Trước hết, dù đưa tin lá cải, nhưng từng ngôn từ nhà đài đưa ra đều hết sức chặt chẽ. Đưa tin giật gân, nhưng chỉ coi thường chuẩn mực đạo đức, còn về mặt pháp lý, không ai có thể bắt bẻ gì. Đó là lý do những đài sống được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đài khác.

Khán giả tranh cãi về phim đầu tư chục tỷ bán không nổi 1 vé

Phim không quy tụ dàn diễn viên tên tuổi, không quảng bá, công chiếu ở rạp có chất lượng tệ... là nguyên nhân khiến nhiều người quay lưng với phim do nhà nước sản xuất.

Thứ hai, về những người phóng viên, đôi khi, chính người cầm máy dễ bị "say tin", dễ bị cuốn vào việc ghi lại hình ảnh, thông tin có thể hút độc giả. Nhưng sự khác biệt của người làm báo chân chính và kẻ săn tin là sự đánh giá về mức độ đạo đức của tin tức sắp đưa lên. Người phóng viên có thể bấm máy ghi cảnh tai nạn, vì hình ảnh có tác dụng thuyết phục hơn ngàn lời nói, nhưng chọn lựa thế nào để đưa lên, có nên đưa lên hay không sẽ thể hiện quan điểm, sự nhạy cảm của người đó. Trong phim, nhân vật minh chứng cụ thể là Nina. Cô làm báo một cách quá tiêu cực. Với cô, những người không may, những xác chết chỉ được đánh giá ở mức độ tin tức có hấp dẫn hay không, không còn giữ cảm xúc trước thảm cảnh của đồng loại.

Tôi nghĩ bộ phim nên chiếu lại trong dịp 21/6 để nhiều nhà báo có dịp ngẫm lại về nghề nghiệp, tự răn đe bản thân hãy luôn giữ vững ngòi bút, đảm bảo mình là tiếng nói trung thực cho người dân lắng nghe.

Độc giả Thanh Hiền

Bạn có thể quan tâm