Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sáu cách giúp trẻ kiểm soát cơn tức giận

Người lớn cần dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề cảm xúc theo cách lành mạnh.

Day con kiem soat con tuc gian anh 1

1. Giúp con hiểu đúng cảm xúc của mình: Nếu trẻ không hiểu cảm xúc của mình, các em dễ bộc phát sai cách hoặc không thể nói ra bằng lời. Đôi khi, những đứa trẻ đang buồn, tức giận sẽ có hành vi sai trái để thu hút sự chú ý của người lớn. Để trẻ hiểu đúng và tránh bộc lộ cảm xúc sai cách, cha mẹ cần dạy con những cảm giác cơ bản như vui, buồn, sợ hãi, hạnh phúc... Bạn có thể bắt đầu bằng câu "có vẻ con đang tức giận, con có thể nói cho cha mẹ biết đang gặp chuyện gì không". Theo thời gian, trẻ sẽ biết phân biệt cảm xúc của mình và hiểu nên làm gì để đối phó với chúng. Ảnh: Raising Children Network.

Day con kiem soat con tuc gian anh 2

2. Tạo "thước đo" cơn tức giận: "Thước đo" tức giận, hay còn gọi là nhiệt kế cảm xúc, là công cụ giúp trẻ nhận biết các dấu hiệu và mức độ khi bộc phát cảm xúc. "Thước đo" có 10 bậc, bắt đầu từ số 0 nghĩa là vui vẻ, số 5 là tức giận ở mức trung bình, số 10 là rất tức giận. Bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu những con số trên "thước đo" này để các em tự xác định mức độ cảm xúc của mình. Việc này giúp trẻ nhận biết cơn giận dữ của mình khi nó xảy ra. Khi đã xác định được mức độ tức giận, cha mẹ dẫn dắt và giúp con đối phó, loại bỏ cảm xúc này. Ảnh: Thanet Life.

Day con kiem soat con tuc gian anh 3

3. Xây dựng "kế hoạch bình tĩnh": Cha mẹ cần dạy trẻ nên làm gì khi cảm thấy tức giận. Ví dụ, thay vì gào khóc, ném đồ đạc lúc bực bội, các em có thể về phòng hoặc tìm không gian riêng lấy lại bình tĩnh. Bạn cũng nên khuyến khích con đọc sách, vẽ tranh hoặc làm những điều yêu thích để "tĩnh tâm" cho đến khi ổn định lại. Điều quan trọng là giúp trẻ hình thành thói quen để sau này các em tự biết cách xử lý mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Ảnh: ADDitude.

Day con kiem soat con tuc gian anh 4

4. Trau dồi kỹ năng quản lý cơn giận dữ: Một trong những cách tốt nhất là dạy con kỹ năng quản lý cảm xúc, cụ thể là cơn giận. Ví dụ, nếu con bực bội, khó chịu, bạn hãy dạy con hít thở sâu, đi bộ hoặc đếm đến 10. Những mẹo nhỏ, đơn giản sẽ giúp trẻ áp dụng nhanh và nhớ lâu hơn. Ảnh: The Gottman Institute.

Day con kiem soat con tuc gian anh 5

5. Không nhượng bộ: Khi trẻ tức giận vì không đạt được mục đích đòi hỏi, cha mẹ không nên nhượng bộ để xoa dịu cơn giận của chúng. Nếu trẻ được cha mẹ xoa dịu bằng cách đó, chúng sẽ cho rằng nổi giận là cách tốt nhất để đạt được điều mình muốn. Nhượng bộ là cách nhanh nhất để xoa dịu đứa trẻ, nhưng về lâu dài cách này sẽ khiến các bé hung hăng hơn và lệch lạc trong suy nghĩ, hành vi. Vì thế, cha mẹ hãy bình tĩnh trò chuyện, phân tích cho trẻ hiểu những việc nên và không nên làm khi đặt yêu cầu với người khác. Ảnh: Education Post.

Day con kiem soat con tuc gian anh 6

6. Theo dõi hậu quả: Kỷ luật nhất quán là điều cần thiết để trẻ hiểu rằng những hành vi nổi giận vô cớ hoặc thiếu tôn trọng là điều không nên làm. Nếu trẻ làm sai, bạn cần xử lý nhanh. Ví dụ, khi con nổi giận và đập vỡ đồ đạc, bạn hãy yêu cầu chúng tự sửa lại hoặc làm việc nhà để bù lại lỗi sai của mình. Bên cạnh việc đặt ra hình phạt, bạn cũng nên chỉ rõ lỗi sai để trẻ hiểu lý do chúng bị phạt. Điều quan trọng là nhấn mạnh ở hành vi sai, không nên chỉ trích con người trẻ. Ảnh: CultureMap Dallas.

5 điều phụ huynh cần làm mỗi ngày để con tự lập

Một số thói quen nhỏ thường ngày sẽ giúp trẻ rèn tính tự lập. Người lớn có thể bắt đầu từ những điều đơn giản như cho con làm việc nhà, tự đưa ra quyết định.

Minh Thúy

Theo Verywell Family

Bạn có thể quan tâm