Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sau gen Z, đến lượt gen Alpha gây bối rối vì ngôn ngữ khó hiểu

Gen Alpha sử dụng những từ lóng mới, khác hoàn toàn gen Y, gen Z trước đây. Điều này khiến nhiều phụ huynh mất kết nối vì không hiểu con nói gì.

Ngôn ngữ của gen Alpha bị ảnh hưởng từ âm nhạc và mạng xã hội. Ảnh: Medium.

Philip Lindsay (29 tuổi), giáo viên trường Trung học Rim Country ở bang Arizona (Mỹ), nói rằng anh luôn "rất hiểu" tiếng lóng của trẻ em, đặc biệt là trẻ 11-14 tuổi vì đây là nhóm học sinh anh dạy.

Nhưng không phải ai cũng được như vậy. Thầy giáo trẻ tự hỏi có bao nhiêu phụ huynh và giáo viên không biết và không hiểu những thuật ngữ mà trẻ em ngày nay đang sử dụng.

Cuối cùng, Lindsay quyết định dành ra vài ngày để liệt kê toàn bộ tiếng lóng anh nghe được từ học sinh của mình.

tieng long cua gen Alpha anh 1

Philip Lindsay nổi tiếng nhờ loạt video giải mã ngôn ngữ gen Alpha. Ảnh: Philip Lindsay.

Người lớn lúng túng vì không hiểu con nói gì

Giữa tháng 10, thầy giáo 29 tuổi chia sẻ danh sách gồm 24 thuật ngữ do học sinh thuộc thế hệ Alpha sử dụng. Trong video, Lindsay nói rằng: "Một trong những công việc của giáo viên là nắm rõ tiếng lóng của học sinh vì nếu không không biết các em ấy nói gì, làm sao bạn biết những từ đó có phù hợp hay không".

Một số từ lóng Lindsay chia sẻ trên mạng xã hội được dùng khá nhiều trong văn hóa đại chúng những năm gần đây, ví dụ như "cap" (nghĩa là nói dối) hay "yeet" (thể hiện sự phấn khích). Những từ này cũng được gen Z sử dụng khá nhiều.

Trong khi đó, một số thuật ngữ lại bùng nổ hơn đối với gen Alpha, ví dụ như "fanum tax" hay "GYAT".

Theo Insider, "fanum tax" là một trò đùa ám chỉ nhà sáng tạo nội dung Fanum, người này đã "đánh thuế" mọi người bằng cách ăn trộm đồ ăn khi họ đang ăn.

Trong khi đó, "GYAT" là viết tắt của "Get Your Act Together". Thuật ngữ này được dùng để nói với ai đó rằng họ đang cư xử không đúng mực, yêu cầu họ cư xử tử tế hơn.

Video này của Lindsay viral trên mạng xã hội và thu về 5,4 triệu lượt xem. Sau đó, anh tiếp tục sản xuất thêm loạt video để giúp phụ huynh và giáo viên giải mã ngôn ngữ của gen Alpha.

Thầy giáo nói rằng anh làm những video như vậy vì anh cảm thấy người lớn đang lúng túng vì không hiểu ngôn ngữ của trẻ nên không thể kết nối với các em một cách dễ dàng.

tieng long cua gen Alpha anh 2

Nhiều phụ huynh cảm thấy mất kết nối vì không hiểu ngôn ngữ của con. Ảnh: Pexels.

Hiểu tiếng lóng giúp rút ngắn khoảng cách thế hệ

Nói thêm về ngôn ngữ của gen Alpha, Lindsay cho rằng ngôn ngữ của các em không quá khác biệt so với thế hệ trước. Mặt chữ có thể thay đổi nhưng về mặt nghĩa, ngôn ngữ của các thế hệ vẫn khá giống nhau.

Anh lấy ví dụ thuật ngữ "YOLO" của gen Y, gen Z trước đây được dùng với ý nghĩa "bạn chỉ sống một lần". Thay vì dùng "YOLO", gen Alpha lại dùng "do it for the plot" - thuật ngữ khuyến khích người khác chấp nhận những rủi ro trong cuộc sống.

Hay như "slay" của gen Y, gen Z cũng được gen Alpha thay thế bằng "ate that", như một cách để nói ai đó đã làm rất tốt ở một công việc cụ thể.

Sau một thời gian tiếp xúc với gen Alpha, Lindsay phát hiện hầu hết tiếng lóng của các em sử dụng đều bị ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp âm nhạc và văn hóa đại chúng. Ngoài ra, nhiều khả năng ngôn ngữ của các em bị ảnh hưởng bởi người nổi tiếng hoặc các video trên mạng xã hội.

Sau khi chia sẻ loạt thuật ngữ gen Alpha lên mạng xã hội, Lindsay nhận được một số tin nhắn từ phụ huynh. Họ nói rằng nhờ video của thầy giáo trẻ, họ bắt đầu hiểu ngôn ngữ của con và kết nối với con tốt hơn.

Lindsay cũng đồng tình với chia sẻ này của cha mẹ. Anh cho rằng tiếng lóng là cách tốt nhất để mọi người bày tỏ cảm xúc, việc học tiếng lóng cũng giúp cha mẹ kết nối với cảm xúc của các con.

"Tôi nghĩ rằng việc 'không chung sóng não' cũng là yếu tố cản trở sự kết nối giữa người lớn và trẻ, dù là giữa giáo viên với học sinh hay là giữa cha mẹ và con cái. Do đó, tôi mong rằng người lớn có thể hiểu ngôn ngữ của trẻ nhiều hơn để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ", thầy giáo nói với Business Insider.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Nợ nần chồng chất vì học cao học

Nghiên cứu mới nhất cho thấy người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở Mỹ đang gánh chịu khoản nợ khổng lồ, thậm chí tiền nợ cao gấp đôi tiền lương.

Thái An

Bạn có thể quan tâm