Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sẽ có không gian riêng tôn vinh chữ Quốc ngữ

Trước những bàn luận xôn xao về cải tiến chữ Quốc ngữ thời gian qua, GS Nguyễn Đăng Hưng (Đại học Liege, Bỉ) cho rằng cần phải bảo vệ chữ viết này.

Chiều 9/4, tại Hà Nội, GS Nguyễn Đăng Hưng cùng các cộng sự đã có buổi tọa đàm và công bố kết quả chuyến đi tới đất nước Iran, đặt bia trên mộ giáo sĩ Alexandre de Rhodes - một trong những người có công nhất trong việc sáng tạo nên chữ Quốc ngữ.

GS Nguyễn Đăng Hưng là người có nhiều tham vọng tìm về cội nguồn của tiếng Việt. Một trong những việc đầu tiên ông nghĩ tới là tri ân với linh mục Alexandre de Rhodes - người đã sáng tạo nên chữ Quốc ngữ. 

bao ve chu quoc ngu anh 1
Tấm bia ghi lại công lao của người sáng lập ra chữ Quốc ngữ được đặt ở Iran. Ảnh: NVCC. 

GS Nguyễn Đăng Hưng và khoảng 20 thành viên khác, gồm các văn nghệ sĩ của TP.HCM và Hà Nội, đã cùng tới đất nước Iran, nhằm tri ân công lao của giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

Chuyến đi được thực hiện vào tháng 11/2018, thời gian chuẩn bị tròn 100 năm từ khi vua Khải Định ra chỉ dụ về việc bãi bỏ việc học và thi bằng chữ Hán, sử dụng chữ Quốc ngữ trong các văn bản Việt (28/12/1919).

Đoàn đã mang theo tấm bia được làm bằng đá tại Quảng Nam, ghi lời tri ân bằng 4 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp và Iran đặt tại Iran. Nội dung tấm bia thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sự sáng tạo của giáo sĩ Alexandre đối với đất nước Việt Nam, giúp cho người Việt dễ dàng tiếp cận thế giới bên ngoài nhờ bộ chữ cái Latin.

Nhà văn Hoàng Minh Tường, người tham gia trong đoàn đã viết phóng sự “Ngược nguồn chữ Việt”, đăng 11 kỳ trên báo Tiền Phong vào tháng một vừa qua.

GS Nguyễn Đăng Hưng cho biết hiện nay, ông nhận được sự giúp đỡ của một doanh nghiệp, giao cho ông 5.000 m2 tại Hội An để thành lập không gian vinh danh chữ Quốc ngữ. Sắp tới, ông sẽ có hội thảo khoa học quốc tế về lịch sử hình thành, phát triển và ý nghĩa quan trọng của chữ Quốc ngữ.

Vì sao không thể chia cho 0? Các nhà toán học đã chỉ ra kết quả sẽ không thể xác định nếu chia một số cho 0. Vậy khi thay đổi quy tắc, liệu phép tính có còn chính xác?

Cao Bá Quát sửa 24 bài thi của thí sinh như thế nào?

Vụ án Cao Bá Quát tự ý sửa 24 bài thi của thí sinh đến nay vẫn là một trong những điển tích nổi tiếng nhất của khoa cử nước ta.


Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm