Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Sedan cỡ D, từ 'thước đo giàu sang' đến tương lai mờ nhạt

Thị phần của phân khúc sedan cỡ D ngày càng thu hẹp, sức cạnh tranh cũng suy yếu dần do sức ép từ các mẫu SUV hay MPV.

Toyota Camry anh 1

Những chiếc sedan cỡ D từng vang danh một thời trên thị trường Việt ngày nay đã dần trở nên mờ nhạt hơn. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự đi xuống của cả một “đế chế” sedan?

“Phân khúc vàng” ở quá khứ

Những năm 1996, chiếc Mazda 626, nay là Mazda6 lần đầu tiên được mang về Việt Nam dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc, đặt nền móng cho phân khúc sedan cỡ D. Sau đó 2 năm, Mazda 626 được chuyển sang lắp ráp trong nước. Cùng lúc này, chiếc Toyota Camry thế hệ đầu tiên cũng được mang về Việt Nam.

Tuy nhiên đến giai đoạn 2008-2009, Camry là cái tên duy nhất còn lại trong phân khúc bởi Mazda đã rút khỏi thị trường trước đó không lâu. Toyota Camry thời điểm này đánh giá cao nhờ bộ động cơ xăng 2.4L, 4 xi lanh thẳng hàng cho công suất tối đa 150 mã lực cùng hộp số sàn 5 cấp.

Toyota Camry anh 2

Toyota Camry khi mới về Việt Nam.

Thiết kế rộng rãi cùng trang bị hiện đại bậc nhất thời bấy giờ dần khiến Camry trở thành “giấc mơ” của nhiều người dùng Việt.

Mãi đến năm 2011, sedan cỡ D của Mazda mới trở lại thị trường Việt, dưới tên Mazda6 thay cho bản 626 cũ. Ngoài ra, Honda Accord, Kia K5 cũng lần đầu tiên được giới thiệu với tên gọi Optima, đánh dấu sự khai màn cho cuộc chiến tranh giành thị phần ở nhóm sedan cỡ lớn.

Xuyên suốt gần một thập kỷ từ 2011, sedan D đã trở thành một trong những phân khúc được săn đón nhất thị trường. Với thiết kế sang trọng, kích thước lớn cùng loạt trang bị hiện đại, Kia K5, Mazda6 và đặc biệt là Toyota Camry trở thành thước đo sự thành công của nhiều doanh nhân thời bấy giờ.

Sedan D từng phát triển ổn định
doanh số Toyota Camry, Mazda6 giai đoạn 2015-2016 (số liệu: VAMA)
Nhãn 2015 2016
Toyota Camry xe 4679 4674
Mazda6
2589 3234

Giai đoạn 2015-2016, doanh số của tất cả đại diện trong nhóm sedan cỡ lớn với mức giá gần một tỷ đồng đều ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt.

Trong năm 2015, Toyota bán được 4.679 chiếc Camry, dẫn đầu phân khúc. Theo sau là Mazda6 với doanh số sau 12 tháng đạt 2.589 chiếc. Năm 2016, Toyota Camry vẫn giữ được doanh số ổn định ở mức 4.674 xe trong khi Mazda6 tăng vọt lên 3.234 chiếc.

Honda Accord và Kia K5 cũng ghi nhận lượng xe bán ra ổn định dù không quá cao như Mazda6 hay Toyota Camry, vẫn đủ cho thấy sức “nóng” của nhóm xe gầm thấp cỡ lớn.

Doanh số dần lao dốc

Thế nhưng những năm gần đây, sức cạnh tranh của những cái tên kể trên đã phần nào bị giảm sút, thậm chí có những đại diện phải liên tục chịu cảnh bán “ế”.

Xu hướng người dùng thay đổi, cộng thêm sự góp mặt của hàng loạt tân binh thuộc phân khúc giá rẻ đã khiến Toyota Camry nói riêng và sedan D nói chung bị mất dần sức hút.

Toyota Camry anh 3

VinFast Lux A2.0. Ảnh: Bối Hạ.

Năm 2018, VinFast Lux A2.0 được giới thiệu và góp phần tạo thêm sức cạnh tranh cho phân khúc. Thế nhưng mẫu sedan cỡ D đã nhanh chóng bị khai tử vào năm 2022, khiến phân khúc cỡ D chịu tiếp cảnh suy yếu trên thị trường.

Cả phân khúc bán được 4.625 xe sau 12 tháng của năm 2023, giảm đến gần 40% so với năm 2022. So với doanh số của nhóm xe cỡ nhỏ giá rẻ vốn cũng không có doanh số tốt, kết quả bán hàng này của sedan D còn chưa bằng 50%.

Doanh số sedan cỡ D dần lao dốc
Doanh số phân khúc sedan cỡ D giai đoạn 2021-2023 (số liệu: VAMA)
Nhãn 2021 2022 2023

xe 5544 7707 4625

Năm 2023, Toyota Camry bán được trung bình khoảng 200 xe/tháng, trong khi Mazda6 có doanh số khoảng 92 chiếc/tháng.

Đáng chú ý, Honda Accord còn trở thành “khách quen” của nhóm xe bán chậm nhất thị trường cùng những cái tên quen thuộc như Toyota Alphard, Suzuki Ciaz khi doanh số thường xuyên chạm đáy. Cả năm 2023, Honda chỉ bán được 58 chiếc Accord, tương đương khoảng 5 xe/tháng.

Quá nhiều sức ép từ nhóm xe gầm cao

Không chỉ phải đối diện với doanh số ảm đạm ngay trong phân khúc, nhóm sedan cỡ D còn đang chịu thêm sức ép đến từ các mẫu xe SUV và crossover. Sự vuông vức trong thiết kế, rộng rãi ở cabin cũng như khoảng sáng gầm ấn tượng đã khiến xe gầm cao dần chiếm thế thượng phong.

Những cái tên như Mazda CX-5, Ford Territory, Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe, Ford Everest, Peugeot 5008 hay Kia Carnival dần chiếm lấy thị phần của nhóm sedan hạng D.

Thậm chí trong năm nay, những chiếc SUV, sedan hạng sang cũng được hưởng nhiều ưu đãi đưa giá xe về tương đương sedan cỡ D. Ví dụ dễ thấy là chiếc Mercedes-Benz C 200 Avantgarde số VIN 2022 nay được giảm giá chỉ còn 1,388 tỷ, BMW 3 series có giá niêm yết khoảng 1,435 tỷ đồng, tương đương một chiếc Camry bản 2.5Q.

Toyota Camry anh 4

Mazda CX-5. Ảnh: Bối Hạ.

Nhìn chung, phân khúc sedan cỡ D có thể còn phải đối diện thêm nhiều khó khăn trong phần còn lại của năm 2024. Dù các hãng xe đã nỗ lực làm mới bằng các bản nâng cấp, hybrid dành cho Toyota Camry hay khuyến mại liên tục cho Honda Accord, sức mua sedan cỡ lớn dường như vẫn đang phần nào chịu ảnh hưởng không tốt từ trào lưu SUV.

Với tình hình doanh số như hiện tại, thật khó để các mẫu sedan D tìm lại hào quang như giai đoạn trước. Tuy nhiên, sự bất ngờ và khó đoán luôn là yếu tố làm nên tính hấp dẫn cho thị trường.

Đặc biệt ở thời điểm mà chương trình ưu đãi phí trước bạ của Chính phủ đang được lên kế hoạch thực hiện, Mazda6 hay Kia K5 vẫn còn cơ hội vực dậy doanh số, hoặc ít nhất là sở hữu một cái tên đủ sức lọt vào nhóm bán chạy của thị trường khi tổng kết năm.

Sách hay đọc trên xe

Chuyên mục Xe gửi tới độc giả những tựa sách hay với nhiều chủ đề hấp dẫn. Trên những chặng hành trình với những chiếc xe, không hiếm khi chúng ta có những khoảnh khắc nghỉ ngơi, thư giãn, và những trang sách là người bạn đồng hành lý thú.

Chiếc taxi Mercedes chạy gần 7 triệu km

Chiếc xe được sử dụng làm dịch vụ taxi từ năm 1988 đến nay và đã trải qua một lần thay thế động cơ.

Công ty vừa tuyên bố sở hữu Volvo Việt Nam có gì đặc biệt?

Tasco Auto được hợp nhất với công ty mẹ Tasco từ tháng 9/2023 và đang được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những trụ cột chính của "trùm BOT".

Đan Thanh

Bạn có thể quan tâm