Nhiều người Hàn Quốc cảm thấy gánh nặng khi phải tốn thêm tiền cho bữa ăn trưa. Dù vậy, họ khó tìm được giải pháp thay thế. Ảnh minh họa: MBC. |
Theo Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc, giá trung bình của một bữa ăn ở trung tâm Seoul vào tháng trước tăng 11,1% so với một năm trước. Tuy nhiên, mức tăng trong thực tế có vẻ cao hơn nhiều.
Không thể tìm thấy bữa ăn với giá dưới 10.000 won. Hôm 12/1, Chosun Ilbo khảo sát giá tại 15 hàng quán ăn xung quanh Tòa thị chính Mugyo-dong và thấy rằng chỉ có 6 nơi phục vụ bữa ăn với giá dưới 10.000 won.
Ngay cả những bát kalguksu (mì kiểu Hàn Quốc) hay seolleongtang (súp xương bò) với giá cả phải chăng giờ đây thường có giá cao hơn thế.
Một nhân viên văn phòng ở Seoul than thở sau bữa ăn trưa tại một quán ăn: “Tôi không thể tin được một bát naengmyeon (mì lạnh) lại có giá 15.000 won. Tôi sẽ không ăn món đó thường xuyên nữa”.
Nơi này tăng giá mì lạnh vào đầu năm mới, sau khi tăng thêm 1.000 won vào năm ngoái do chi phí kiều mạch, bột mì và trứng, cũng như tiền lương leo thang.
Theo cuộc khảo sát với 1.004 nhân viên văn phòng của cổng thông tin tìm kiếm việc làm Incruit vào năm 2022, 56% cảm thấy “rất áp lực” khi ăn trưa ở ngoài, 39,5% cảm thấy “ít áp lực”. Chỉ 0,2% cho biết họ hoàn toàn không cảm thấy gánh nặng gì. Việc giá cả cho bữa trưa tăng vọt do dịch làm phát sinh thuật ngữ “lạm phát bữa trưa”.
Hàng tạp hóa ở Seoul có xu hướng đắt hơn so với các thành phố lớn khác trên toàn thế giới, nhưng món ăn nhà hàng thường rẻ hơn. Do lạm phát tăng cao và đồng yen Nhật yếu, chúng hiện đắt hơn ở Tokyo, Osaka.
Theo cơ sở dữ liệu toàn cầu Numbeo, Seoul đứng thứ 18/118 thành phố ở châu Á khi nói đến giá đồ ăn tại hàng quán, xếp trên Tokyo (thứ 23) và Osaka (thứ 26).
Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn
Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.