Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Singapore muốn loại bỏ kẹt xe bằng những ứng dụng này

Trong những thập kỷ gần đây, các đô thị Đông Nam Á lún sâu vào tình trạng ô nhiễm và kẹt xe. Nhiều giải pháp được đưa ra song vẫn chưa có hiệu quả rõ rệt.

Công ty dịch vụ Maas Global (viết tắt của Mobility-as-service) thuộc Phần Lan sẽ tiến vào thị trường Singapore vào năm sau bằng một ứng dụng "tất cả trong một". Cụ thể, ứng dụng tên Whim sẽ tích hợp toàn bộ loại hình vận chuyển vào nền tảng chia sẻ tương tự Grab, và công ty tin rằng “sẽ chẳng ai tha thiết sở hữu xe hơi nữa cả”.

“Chúng tôi có tham vọng lớn”, người sáng lập kiêm CEO của Mass, ông Sampo Hietanen cho biết. Đến năm 2020, Mass muốn Whim sẽ thông dụng trên toàn Đông Nam Á và Nhật Bản.

Một startup của Singapore là MobilityX cũng lên kế hoạch ra mắt ứng dụng tương tự, bằng cách kêu gọi gây quỹ để phát triển trên toàn Singapore và khu vực.

Ung dung giai quyet nan ket xe anh 1
Tình trạng kẹt xe ngày càng phổ biến và không có lối thoát ở nhiều đô thị trên thế giới. Ảnh: Worldbankblogs.

Ô nhiễm và kẹt xe

Trong những thập kỷ gần đây, các đô thị ở Đông Nam Á dần lún sâu vào tình trạng ô nhiễm và kẹt xe. Nhiều giải pháp được đưa ra song vẫn chưa có cách làm nào mang đến hiệu quả rõ rệt.

Do đó, bằng cách kết nối toàn bộ các phương tiện giao thông và cung cấp dịch vụ tối ưu đường đi cho người dùng, những ứng dụng tương tự Grab của Maas và MobilityX kỳ vọng được chính phủ Singapore ủng hộ. Ngoài ra, nó còn góp phần số hóa dịch vụ giao thông tại quốc đảo.

Singapore từ lâu vẫn luôn hy vọng một giải pháp mang tính cách mạng đến từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế có thể giúp giải quyết tình trạng giao thông tắc nghẽn, bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện công cộng của thành phố.

Giới chức trách đặt ra mục tiêu đến năm 2030, 75% năng lực vận chuyển của thành phố vào giờ cao điểm phải là phương tiện công cộng. Ngoài ra, 85% công nhân viên đi làm với quãng đường dưới 20 km phải đến nơi trong vòng 60 phút.

Những ứng dụng thế hệ mới này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới Grab cũng như các dịch vụ vận chuyển khác. “Một vài đối thủ mạnh sẽ độc chiếm toàn bộ thị phần giao thông vận tải”, Yang Nan, trợ lý giáo sư bộ môn Chiến lược và Chính sách khoa Kinh doanh, Đại học Quốc gia Singapore cho biết.

“Nhưng cũng còn quá sớm để đoán xem ai mới là đối thủ mạnh. Dù vậy, bức tranh tổng quan đã rõ ràng hơn nhiều: các cơ quan Nhà nước đang kì vọng nhiều vào Mass và họ muốn thúc đẩy việc này nhanh chóng", ông nói.

Với Mass, hãng đặt mục tiêu chiếm 5% thị phần người dùng smartphone ở mỗi thành phố hoạt động.

Kết hợp và đơn giản hóa

Tháng 10 vừa qua, khoảng 60.000 người dùng tại thành phố Helsinki, Birmingham, Antwerp và Amsterdam ở châu Âu đã sử dụng Whim, với tổng số 1,85 triệu lượt đi.

Ở Singapore, Maas hợp tác với hãng taxi lớn nhất quốc đảo là ComfortDelGro. Các chính sách về giá và nội dung hợp tác khác được công bố dường như mở rộng cửa cho Whim tiến vào thị trường này.

Hietanen nói rằng công ty ông chọn Singapore là nơi đầu tiên ở châu Á để tấn công vì chính quyền ở đây “cởi mở và mời gọi”. “Chúng ta chỉ làm được việc ở những nơi mà người đứng đầu sẵn sàng hợp tác và cởi mở với chúng ta”, ông nói.

Với mobilityX, vào tháng 10 hãng tuyên bố đã được Toyota Tsusho đầu tư, với quyết tâm mở rộng ra khắp Đông Nam Á.

Ung dung giai quyet nan ket xe anh 2
Bằng cách kết hợp nhiều phương tiện, Singapore hy vọng sẽ giải quyết nạn kẹt xe bằng ứng dụng điện tử. Ảnh: Nikkeyasia.

Ứng dụng của MobilityX cho phép người dùng chọn lựa từ xe taxi, xe đạp điện đến xe đạp. Sau khi chọn loại hình di chuyển phù hợp, ví dụ như đi taxi một đoạn, tới chỗ kẹt xe thì chuyển sang xe đạp, người dùng sẽ bắt đầu trả phí. Bạn có thể chọn trả phí theo cuốc hoặc hàng tháng.

Đứng đằng sau bởi công ty vận tải đa phương thức SMRT, mobilityX hiện lên kế hoạch cho các dịch vụ chia sẻ xe đạp và xe điện. “Các loại hình vận chuyển càng lúc càng phức tạp” CEO mobilityX, Colin Lim nói.

“Vấn đề là làm sao kết hợp tất cả các loại hình vận chuyển lại làm một và đơn giản hóa việc di chuyển. Đó là mục tiêu của chúng tôi. Từng có nhiều công ty làm việc này, nhưng theo chúng tôi đánh giá mọi thứ vẫn chưa tới nơi tới chốn. Ví dụ như người dùng vẫn chưa thể chọn lựa việc đi một phần quãng đường của mình bằng xe đạp hay xe điện", Colin cho biết.

Tại sao Grab không thể thôn tính Indonesia?

Vươn lên ở Việt Nam, thậm chí "nuốt trọn" Uber nhưng ở Indonesia, ứng dụng gọi xe có trụ sở ở Singapore - Grab lại vấp phải cạnh tranh từ một đối thủ còn khá non trẻ: Go-Jek.


Đại Việt

Bạn có thể quan tâm