Thị trường nhân sự được dự đoán sẽ tăng tính cạnh tranh trong thời gian sau dịch. Để tăng cơ hội tìm được việc làm tốt, sinh viên nên chủ động trong học trực tuyến để nâng cao kỹ năng ngay từ bây giờ.
Dự đoán tình hình việc làm sau dịch
Covid-19 đang gây ra sự biến đổi mạnh mẽ trong thị trường nhân lực. Theo hãng tin Reuters, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, Mỹ ghi nhận 6,6 triệu người đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp vào cuối tháng 3 vừa qua. Đây là mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Biểu đồ số người Mỹ nộp đơn xin xét trợ cấp thất nghiệp. |
Theo đại diện Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM), nhu cầu nhân lực tại Việt Nam sẽ phân hóa theo từng nhóm ngành. Cụ thể, trong thời gian tới, nhóm nghề CNTT (lập trình, thiết kế web, thiết kế game online) dự kiến sẽ có nhu cầu nhân lực lớn.
Tuy vậy, sinh viên - đối tượng chịu ảnh hưởng gián tiếp của đại dịch, nếu tiếp tục gói mình “ngủ đông” thì tương lai sẽ khó tiến triển. Tâm lý thụ động chờ dịch qua, đối phó trong học tập, không chủ động phát triển kỹ năng sẽ khiến các bạn mất cơ hội việc làm.
Do đó, học trực tuyến là giải pháp chiến lược để duy trì và đẩy nhanh tiến độ học tập ở hiện tại. Giải pháp này đòi hỏi người học chủ động, người dạy cập nhật phương án giảng dạy phù hợp nhất.
Giải pháp từ học online tại Aptech
Điển hình ở Aptech, tại các lớp học online bảo đảm, học viên được điểm danh theo đúng khung thời gian của từng buổi học.
Về tài liệu giảng dạy, Aptech cung cấp hệ thống các bài giảng được điều chỉnh phù hợp mang lại hiệu quả. Học viên có thể học kiến thức mới, làm các đồ án với sự hướng dẫn liên tục từ các giảng viên thông qua ứng dụng Google Meet bảo mật cao, tương tác thuận tiện.
Nền tảng học tập điện tử Onlinevarsity của Aptech cho phép học viên truy cập tài liệu học tập đa dạng, mọi lúc mọi nơi với bất kỳ thiết bị nào.
Muốn sinh viên không chán nản khi chuyển từ hình thức học truyền thống sang online, cô Đặng Kim Thi - giảng viên Aptech tại Hà Nội chọn cách “tìm lửa” để tạo sự hứng thú cho học viên. Sau mỗi bài giảng online, cô viết thêm các tài liệu hướng dẫn chi tiết; giải thích cặn kẽ những phần quan trọng, để học viên có thể đọc thêm và hiểu sâu thêm về nội dung.
Cô Đặng Kim Thi tìm cách truyền lửa cho học viên Aptech bằng bài giảng được chuẩn bị chu đáo. |
Cũng như cô Thi, thầy Trần Phước Sinh - giảng viên Aptech tại TP.HCM tìm cách tiếp cận thích hợp để tăng hiệu quả dạy và học. Thầy cho biết cuối mỗi buổi học, thầy sẽ kiểm tra ngẫu nhiên để xác định xem học viên đã nắm chắc hay còn vướng mắc phần nào. Đồng thời, thầy sẽ giao thêm bài hướng dẫncủa buổi học kế tiếp, gồm 2 phần là lý thuyết và bài tập thực hành. Học viên cần phải học bài mới và làm bài tập trước ở nhà.
Trong buổi học tiếp theo, ngoài học lý thuyết, sẽ là phần sửa bài chi tiết cho từng bạn. “Tuy phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn, nhưng tỷ lệ học viên hiểu bài cao hơn, nên tôi cũng không ngại vất vả”, thầy Sinh chia sẻ.
Thầy Trần Phước Sinh, giảng viên Aptech (cơ sở 590 Cách Mạng Tháng 8, phường 11, quận 3, TP.HCM). |
Nói về trải nghiệm học online, học viên Nguyễn Đình Hiếu cảm thấy rất vui khi được nhìn thấy cô giáo và các bạn trong lớp qua màn hình máy tính. Lợi thế lớn nhất của việc học online, theo Hiếu, đến từ việc “học viên không phải di chuyển, trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả học tập và tiến độ chương trình, có thể học ở mọi nơi và có thể ngủ thêm chút vì tiết kiệm thời gian di chuyển…”.
Một buổi bảo vệ đồ án online của Nguyễn Đình Hiếu (học viên Aptech cơ sở số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội). |
Theo đại diện Aptech, cải tiến không ngừng để truyền cảm hứng và tăng hiệu quả cho từng buổi học trực tuyến là mục tiêu hàng đầu của các giảng viên tại trung tâm. Nhờ đó, học viên của trường dễ dàng nâng cao kỹ năng, hứa hẹn nắm bắt được các cơ hội việc làm tốt sau khi dịch bệnh kết thúc.
Bình luận