Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sinh viên mất suất vào đại học do bị bắt giữ nhầm ở biên giới Anh

Một sinh viên Nepal bay đến Anh để nhận học bổng và nhập học. Tuy nhiên, người này bị tạm giữ tại biên giới trong 12 ngày, lỡ mất cơ hội vào đại học, theo Guardian.

Sinh viên Sulav Khadka bị tạm giữ ngay khi xuống sân bay. Ảnh: Guardian.

Sinh viên Sulav Khadka (23 tuổi) đến từ Nepal. Anh có thị thực hợp lệ, đưa ra được bằng chứng về trường đại học cùng giấy tờ cho thấy anh đã thanh toán đầy đủ học phí năm đầu tiên tại Anh.

Tuy nhiên, sau khi hạ cánh xuống sân bay Manchester (Anh) vào tháng 10/2022, các sĩ quan lực lượng biên phòng Anh cáo buộc Khadka là sinh viên giả mạo do không trả lời được những chi tiết phức tạp trong khóa học của mình - bao gồm cả việc liệt kê 6 học phần mà anh ấy sẽ học - khi được thẩm vấn.

Bị giam giữ dù không làm gì sai

Theo Observer, Khadka chỉ trả lời được tên 2 người trong trường đại học mà anh biết. Khi được hỏi tên của cơ quan kiểm tra sẽ trao bằng cấp, Khadka cũng không biết.

Bên cạnh đó, một lá thư của anh đến từ ngân hàng ở Nepal có lỗi chính tả khiến các lực lượng biên phòng kết luận anh ta đang tìm cách trốn tránh sự kiểm soát nhập cư, không thực sự là sinh viên và không mấy quan tâm đến khóa học của mình.

Sau đó, Khadka được chuyển đến một trung tâm trục xuất người nhập cư ở Scotland và được thông báo sẽ bị trục xuất. Ngay sau đó, văn phòng tuyển sinh của trường đại học cung cấp các tài liệu chứng minh Khadka có tên trong khóa học của trường và xác nhận anh ấy đã thanh toán học phí như đã khai, Khadka vẫn bị giữ thêm 10 ngày nữa.

Cuối cùng, sinh viên người Nepal này được Bộ Nội vụ Anh trả tự do cùng lá thư xin lỗi, viết rằng họ đã xem xét kỹ lưỡng trường hợp của anh ấy và phát hiện sai sót.

Nhưng ở thời điểm đó, Khadka đã quá hạn đăng ký vào trường đại học của mình một tuần, đồng thời bị rút lại nguồn học bổng. Vì vậy, Khadka phải quay lại vào năm sau.

sinh vien bi giam giu anh 1

Sulav Khadka tại sân bay ở Kathmandu (Nepal), trước chuyến bay tới Anh - nơi thử thách bắt đầu. Ảnh: Guardian.

Được biết, Khadka đã vay hàng nghìn bảng Anh để trang trải chi phí các chuyến bay, lệ phí và chi phí tái định cư. Giờ đây, anh phải đối mặt với việc trở về nhà trong nợ nần, không có lộ trình rõ ràng để ở lại Anh.

“Dù không làm gì sai, tôi bị đối xử như tội phạm. Tôi không thể hiểu tại sao họ lại giam giữ tôi trong khi tôi phản biện được mọi lý do mà họ đưa ra. Tôi đã cho họ xem tài liệu cùng đầy đủ giấy tờ, thậm chí gọi cho trường đại học, nhưng họ không tin. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tương lai của tôi”, Khadka nói.

Đối với Khadka, việc nhận được học bổng một phần và được theo học ngành Khách sạn và lịch tại ĐH York St John là cơ hội để anh thay đổi tương lai của cả gia đình. Sau khi không thể đăng ký học, Khadka đã nói dối cả gia đình vì không muốn họ lo lắng.

Khadka gửi email yêu cầu sự giúp đỡ từ phía trường đại học. Tuy nhiên, nhà trường cho biết họ không thể thay đổi quyết định và khuyên anh nên sớm quay lại Nepal để không gặp rủi ro ở lại quá hạn sau khi thị thực bị cắt.

Nhà trường cũng đề nghị thanh toán phí xin thị thực vào tháng 9/2023 của Khadka. Trao đổi với Observer, nhà trường cho biết họ đã đề nghị hỗ trợ chi phí đi lại và chỗ ở tạm thời cho Khadka, đồng thời hoàn trả học phí.

Về phía Bộ Nội vụ, cơ quan này từ chối trả lời những câu hỏi chi tiết về trường hợp của Khadka.

“Chúng tôi có vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn cho đất nước và công dân của mình. Ưu tiên của lực lượng biên phòng là duy trì biên giới an toàn, chúng tôi sẽ không thỏa hiệp về an ninh”, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết.

Ảnh hưởng tiêu cực

Một sinh viên khác đến Anh vào tháng 10 cho biết anh ta cũng bị thẩm vấn ngay tại sân bay. Đầu tiên, viên chức hỏi chi tiết về chương trình đại học của anh ta. Sau đó, hầu hết là câu hỏi liên quan đến tài chính, dù anh ta đã cung cấp tất cả bằng chứng về tài chính khi xin thị thực.

“Một số sinh viên Pakistan bị giam giữ và thẩm vấn riêng biệt vì không hiển thị số dư ngân hàng trên ứng dụng di động”, sinh viên này cho biết thêm.

Trong khi đó, ngoài bị yêu cầu liệt kê các môn học trong khóa học, lực lượng biên phòng cáo buộc Khadka có tài liệu giả mạo, viện dẫn từ lỗi sai chính tả trong bức thư của ngân hàng. Tuy nhiên, ngay sau đó, tài liệu vụ việc do lực lượng biên phòng kết luận cũng mắc một số lỗi chính tả.

Ngoài ra, tài liệu trên còn trích dẫn sự khác biệt về số tiền mà Khadka đã trả. Thông tin này lập tức bị ĐH York St John phủ nhận là không chính xác, đồng thời, họ cung cấp thêm tài liệu để hỗ trợ Khadka.

Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao trường đại học không giữ chỗ cho sinh viên này trong trường hợp đặc biệt, người phát ngôn của trường nói nhà trường đã được yêu cầu báo cáo về những trường hợp không đăng ký cho chính phủ vào ngày 17/10.

Ngày này, Khadka vẫn đang bị giam giữ, được cho rằng sẽ phải quay về Nepal. Đồng thời, người phát ngôn khẳng định việc bắt đầu khóa học muộn không có lợi cho sinh viên.

Câu chuyện của Khadka đặt ra câu hỏi về lý do anh ta bị giam giữ, làm tăng thêm lo ngại về cách đối xử ngày càng thù địch của nước Anh với sinh viên quốc tế. Trước đó, chính phủ nước này dự định hạn chế số lượng người nhập cư bằng cách giảm số lượng sinh viên quốc tế.

Bà Fizza Qureshi - CEO của Mạng lưới quyền của người di cư - nhận xét các chính sách mới đây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống giáo dục Anh.

Các trường đại học tại Anh cũng nhận định những vụ việc nói trên “cực kỳ đáng lo ngại, sinh viên quốc tế là lợi ích to lớn đối với Anh, vì vậy họ nên cảm thấy an toàn, yên tâm và được chào đón”.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Ra trường sớm, lợi thế nhiều, áp lực cũng không kém

Tốt nghiệp sớm có thể mang lại lợi thế cho sinh viên. Tuy nhiên, việc học dồn để ra trường và đi làm toàn thời gian sớm khiến nhiều người áp lực, khủng hoảng.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm