Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh viên phát minh áo choàng tàng hình có thể đánh lừa camera an ninh

Mẫu áo choàng này được bao phủ một lớp hoa văn làm "mù" camera vào ban ngày và phát ra các tín hiệu nhiệt bất thường vào ban đêm.

Các thiết bị nhiệt được gắn vào áo khoác Invisdefense, cho phép nó thoát khỏi sự phát hiện của camera an ninh sử dụng hình ảnh nhiệt hồng ngoại. Ảnh: Wei Hui.

Wei Hui, sinh viên cao học ngành khoa học máy tính tại Đại học Vũ Hán (Trung Quốc), người thiết kế thuật toán chính của chiếc áo, nói rằng bằng mắt thường, chiếc áo khoác InvisDefense giống như bất kỳ chiếc áo khoác hoa văn ngụy trang nào khác. Nhưng đối với camera an ninh trí tuệ nhân tạo, đó là chiếc áo tàng hình giúp che giấu người mặc một cách hiệu quả, theo VICE World News.

Theo nhóm nghiên cứu, mẫu áo choàng này vẫn có thể được nhìn thấy bằng mắt người. Tuy nhiên, nó lại được bao phủ một lớp hoa văn làm "mù" camera vào ban ngày và phát ra các tín hiệu nhiệt bất thường vào ban đêm.

Vào ban ngày, camera giám sát thường phát hiện vật thể là con người thông qua nhận diện chuyển động và hình dáng. Áo khoác InvisDefense có hoa văn ngụy trang trên bề mặt, giúp can thiệp vào các thuật toán nhận diện, khiến camera không thể phát hiện đối tượng là người hay không.

Vào ban đêm, camera xác định cơ thể con người nhờ công nghệ nhiệt hồng ngoại. Các module kiểm soát nhiệt độ gắn trên bề mặt áo khoác sẽ phát ra tín hiệu nhiệt độ khiến camera hồng ngoại nhầm lẫn.

Khi các sinh viên kiểm tra chiếc áo khoác trên camera an ninh của trường, độ chính xác của việc phát hiện người đi bộ giảm 57%. Các nhà nghiên cứu cho biết một trong những khó khăn chính của việc phát triển chiếc áo khoác này là tạo ra sự cân bằng giữa việc đánh lừa cả máy ảnh và mắt người.

“Chúng tôi phải sử dụng một thuật toán để thiết kế một hình ảnh ít dễ thấy nhất , điều này có thể khiến tầm nhìn của máy ảnh không đạt hiệu quả", Wei cho biết.

Chi phí một bộ áo hoàn thiện chưa tới 500 nhân dân tệ (hơn 70 USD).

“Chúng tôi đã thiết kế sản phẩm này để chống lại khả năng phát hiện mã độc, nhằm bảo vệ quyền riêng tư và sự an toàn của mọi người trong một số trường hợp nhất định", Wei cho biết.

Theo Wei, các kế hoạch nghiên cứu trong tương lai của nhóm bao gồm làm cho các vật thể khác trở nên “vô hình” đối với máy ảnh AI, chẳng hạn các vật vô tri vô giác và ôtô đang di chuyển. Họ cũng đang tìm cách vượt qua các loại máy ảnh khác, chẳng hạn những loại sử dụng cảm biến từ xa, vệ tinh hoặc máy bay.

Nghiên cứu của nhóm đã chứng minh vẫn còn những lỗ hổng trong công nghệ AI và công nghệ nhận diện. Các nhà nghiên cứu khác có thể sử dụng thuật toán từ InvisDefense để cải thiện công nghệ này.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Trường học trong mơ không tồn tại

Sarah Wernsing, cố vấn học tập tại một trường đại học ở Mỹ, nói cô sẽ không nói chuyện với con mình về một ngôi trường "trong mơ".

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm