Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sinh viên Trung Quốc dắt chó thuê, lương thấp nhưng vui

Sinh viên đại học ở Trung Quốc sẵn sàng làm những công việc được trả lương thấp như dắt chó đi dạo, cho mèo ăn và vẫn cảm thấy vui vẻ với công việc đó.

Sinh viên Trung Quốc nhận dắt chó đi dạo dù công việc này lương không cao. Ảnh: Shutterstock.

Sinh viên đại học ở Trung Quốc đang trở thành tâm điểm trên mạng xã hội vì nhiều người chia sẻ câu chuyện thuê sinh viên làm việc vặt và trả lương rất thấp, đôi khi không cần trả lương.

Từ dắt chó đi dạo, cho mèo ăn cho đến chụp ảnh trên điện thoại, sinh viên Trung Quốc đảm nhận những công việc này và thậm chí không ít người tự đăng bài quảng cáo cho dịch vụ của mình.

Trên các trang mạng, thuật ngữ "ngu rành rành" ra đời. Thuật ngữ được cho là "lời xúc phạm nhẹ nhàng" này được dùng để đề cập sự nhiệt tình của sinh viên khi làm những công việc bình thường, lương thấp nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ.

sinh vien that nghiep anh 1

Video sinh viên dắt chó thuê được chia sẻ nhiều trên mạng. Ảnh: Sixth Tone.

Hiện, công việc phổ biến nhất được sinh viên lựa chọn là dắt chó đi dạo. Trên các trang mạng xã hội, chủ của nhiều chú chó chia sẻ video chú chó của họ kiệt sức sau khi bị nhiều nhóm sinh viên dắt đi dạo.

Luo Xiyu, sinh viên Đại học Tứ Xuyên, đang đảm nhận công việc này. Nữ sinh cho biết từ ngày 16/6, cô bắt đầu đi bộ một giờ mỗi ngày để dắt chó thuê.

Nữ sinh nói với Sixth Tone rằng việc dắt chó đi dạo là lựa chọn phù hợp cho người nuôi chó và sinh viên vì công việc giải quyết 2 vấn đề cùng lúc: Người nuôi chó không có thời gian dắt chó đi dạo, sinh viên yêu chó không đủ điều kiện để tự nuôi một con.

Hiện, hashtag #sinh_viên_đại_học_dắt_chó_đi_dạo trên nền tảng Xiaohongshu thu hút hơn 26 triệu lượt xem. Để tìm việc, Luo Xiyu lướt xem một số bài đăng tìm người dắt chó đi dạo và nhanh chóng thấy một người đăng bài tìm dịch vụ ở gần chỗ cô ở. Sau khi liên hệ và trao đổi, chủ của chú chó thêm Luo vào danh sách sinh viên dắt chó đi dạo.

Bên cạnh việc dắt chó đi dạo, sinh viên cũng sẵn sàng nhận công việc cho mèo ăn và làm hướng dẫn viên du lịch. Trên nền tảng mua sắm Xianyu, các sinh viên "tự marketing" bản thân bằng những lời mô tả kỳ lạ như "ngu rành rành" để kiếm việc.

Tuy nhiên, những lời quảng cáo này đã mang lại tác dụng. Dân mạng trên Xiaohongshu khen ngợi sinh viên vì làm việc chăm chỉ. Ví dụ, sinh viên làm hướng dẫn viên du lịch được khen ngợi vì đứng xếp hàng giúp khách tại các nhà hàng đông đúc, những người cho mèo ăn cũng được khen vì chăm mèo tốt.

sinh vien that nghiep anh 2

Sinh viên đầu tư tấm phản quang để chụp ảnh bằng điện thoại cho du khách. Ảnh: Weibo.

Một công việc khác cũng đang được sinh viên chọn là chụp ảnh thuê bằng điện thoại thông minh, thường là chụp cho nữ du khách.

Mới đây, một dân mạng khi đi du lịch Vân Nam đã kể rằng cô trả cho 2 sinh viên 10 nhân dân tệ (tương đương 1,4 USD) cho mỗi bức ảnh chụp bằng điện thoại vì chồng cô không thể chụp cho cô bức ảnh nào ưng ý.

"8 ngày đi du lịch, chồng tôi không thể chụp cho tôi bức ảnh nào ra hồn. Những sinh viên này đúng là thiên tài chụp ảnh", người phụ nữ nói.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Khó kiếm việc, cử nhân, thạc sĩ Trung Quốc 'bán rong' kiến thức

Đối mặt với thị trường việc làm khó khăn, những người Trung Quốc có trình độ học vấn cao đã tìm ra cách mới để kiếm tiền là biến kiến thức thành mặt hàng để bán trên phố.

Thái An

Bạn có thể quan tâm