Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

SM Ent - chuyên gia tái chế hàng đầu Kpop

Trong số các công ty giải trí Hàn Quốc, có lẽ SM là công ty hàng đầu trong việc tái sử dụng ca khúc của ca sĩ nước ngoài.

SM Entertainment là một trong những công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc. Đây là nơi hội tụ những nhóm nhạc vẹn toàn về cả sắc và tài. Dù sở hữu đội ngũ idol hùng hậu, tiếng tăm lẫy lừng và cũng rất tài năng, thế nhưng, âm nhạc của SM thực sự ít được đánh giá cao so với các đối thủ đến từ JYP, YG… Trong khi các công ty còn lại luôn để “gà cưng” thỏa sức sáng tạo và tạo nên những sản phẩm đặc sặc với màu sắc âm nhạc riêng thì SM lại gò bó nghệ sĩ vào ca khúc của 1 số nhạc sĩ nhất định. Một điểm khác khiến âm nhạc của SM không được đánh giá cao chính là việc công ty này thường xuyên “tái chế” một ca khúc vốn đã được ca sĩ khác trình diễn hoặc có bản demo phát hành trên các trang mạng.

Holler – TaeTiSeo

Sau hơn 2 năm vắng bóng, cuối cùng TaeTiSeo cũng đã trở lại với một sản phẩm âm nhạc mới mang tên Holler. Đây là tên của album đồng thời cũng là MV chủ đề của TaeTiSeo. Khoảng thời gian 2 năm cộng thêm danh tiếng, vị thế của SNSD đã khiến TaeTiSeo vừa có ý định trở lại đã phải chịu gánh nặng lớn từ dư luận. Từ fan ruột đến fan Kpop nói chung đều rất mong chờ sự trở lại của 3 cô gái và kỳ vọng vào sản phẩm âm nhạc mới của nhóm.

Tuy nhiên, so với Twinkle độc đáo, mới mẻ thì Holler – ca khúc mới của TaeTiSeo lại không thực sự đáp ứng được mong muốn của fan. Trong các bài viết liên quan đến TaeTiSeo, hầu hết fan đều bày tỏ mong muốn để Adrenaline làm bài hát chủ đề thay vì Holler. Đặc biệt là từ sau khi biết được Holler là một ca khúc được SM mua lại và bài hát này từng được thể hiện bởi nữ ca sĩ Mizrock từ năm 2007 với tựa đề lề Hello Me thì fan càng chán nản hơn.


Điều đáng chú ý là so với bản gốc của Mizrock, Holler của TaeTiSeo không có nhiều điểm khác biệt, thậm chí, tiết tấu và giai điệu của ca khúc vẫn hoàn toàn được giữ nguyên. Trước sự việc trên, các fan thi nhau bình luận: “SM thực sự đang tụt về phía sau về mặt sản xuất những ca khúc thân thiết với công chúng đấy. Sức mạnh digital của họ yếu quá”, “SM lúc nào chả dùng nhạc nước ngoài... Chẳng cần biết mấy đứa hoạt động lâu cỡ nào, họ cũng sẽ không bao giờ để bài mấy đứa tự sáng tác cho vô đâu”…

Mirotic – TVXQ

Có một sự thực là việc mua lại ca khúc của nước ngoài không hề xa lạ ở bất cứ đất nước nào, kể cả Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong số các công ty giải trí, dường như chỉ có SM là sử dụng một ca khúc vốn đã phát hành cách đó khá lâu để tái sản xuất làm bài hát chủ đề cho các nhóm nhạc trực thuộc.

Tạm rời xa TaeTiSeo để nói tới TVXQ – một nhóm nhạc đàn anh đình đám trong công ty SM Ent. Còn nhớ năm 2009, khi TVXQ tung ra ca khúc Mirotic, TVXQ đã gây bão khắp làng nhạc Hàn. Tuy nhiên, cùng với giai điệu, những vị trí trên bảng xếp hạng âm nhạc, còn một lý do khác khiến TVXQ cùng Mirotic phủ sóng khắp mọi phương tiện truyền thông đó là nghi án đạo nhạc.



Trước sự giống nhau đến kinh ngạc giữa Mirotic và Under my skin của danh ca Sarah Connor, nhiều người đã nghi ngờ Mirotic là sản phẩm đạo. Mọi việc chỉ tạm lắng xuống khi sự thật được công bố, trên thực tế, tác giả của Under my skin đã bán bản quyền của ca khúc cho Sarah Connor (phiên bản tiếng Anh) và sau đó là TVXQ (phiên bản châu Á).

Run devil run – SNSD

Trong số các ca sĩ hát lại ca khúc của Âu Mỹ, SNSD là một trường hợp khá đặc biệt. Các cô gái này là ví dụ hiếm hoi có bản sao lại đình đám hơn cả bản chính.

Theo đó, Ke$ha đã tung ra bản demo ca khúc Run Devil Run trước khi cho ra mắt album đầu tay Animal vào khoảng tháng 8/ 2008. Đây là một sản phẩm của các nhạc sĩ Busbee (Mỹ), Alex James (Anh) và Kalle Engstrom (Thụy Điển) đồng sáng tác. Khi đó, Ke$ha đã định đưa ca khúc này vào album đầu tay của mình nhưng cô đã không làm thế. Bởi vậy, sau đó, Run Devil Run đã thuộc quyền sở hữu của SM và do SNSD thể hiện.

Ngày 17/ 3/2010, SNSD đã tung ra phiên bản chính thức (official) của ca khúc này với phần âm thanh tương tự bản gốc, trong khi đó phần lời được dịch chuyển ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Hàn. Với màu sắc âm thanh rất mạnh mẽ, lôi cuốn kiểu pop synth, Run Devil Run nhận được rất nhiều lời khen ngợi và được xem là bước tiến trong âm nhạc của SNSD so với các bài hát đậm chất teen pop trước đó.


So với bản demo do Ke$ha thể hiện, Run Devil Run của SNSD gặt hái nhiều thành tích đáng nể hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Ke$ha chính là người đã tạo nên màu sắc riêng cho Run Devil Run với cách xử lý ca khúc rất cá tính thông qua bản demo. Nếu không có phiên bản của Ke$ha, có thể nói SNSD sẽ rất khó khăn để có một phiên bản tiếng Hàn hoàn hảo như vậy.

Red Light – f(x)

Trường hợp của f(x) rất giống với SNSD ở phía trên. Ca khúc mới nhất của f(x) là Red Light cũng được từng thể hiện bởi một ca sĩ khác thông qua bản demo. Được biết, bản demo cùng tên này thuộc về Phrased Differently -  một công ty sản xuất và phân phối âm nhạc độc lập tại Anh. Ca khúc trên đã được thể hiện bởi giọng ca của nhiều nghệ sĩ như Maegan Cottone, Jarett, Ullmann, Kaplan và St. Germain.

Sau khi thưởng thức cả 2 bài hát, các fan cho rằng hầu hết những giai điệu trong ca khúc Red Light của f(x) lấy từ bản demo của Phrased Differently, đặc biệt là đoạn đầu và phần điệp khúc khi các cô gái liên tục nhắc lại cụm từ Red Light. Tuy vậy, thay vì bê nguyên như Holler hay Run Devil Run, với Red Light, SM cũng có sáng tạo trong cách xử lý âm thanh ở một số phần, ví dụ như đoạn từ 2:45 đến cuối bài hát.


Trước đó, trong album Pink Tape, f(x) cũng sử dụng một ca khúc cũ từng được thể hiện bởi ca sĩ khác. Theo đó, Ariana Grande từng ghi âm ca khúc Boyfriend Material để đưa vào album Yours Truly, nhưng cuối cùng cô lại quyết định loại bỏ bài hát. Và Boyfriend Material chính là bản tiếng Anh của No More, thuộc album Pink Tape của f(x).

f(x) hay Grande cũng không phải là tác giả của bất kỳ phiên bản nào. “Cha đẻ” của cả 2 phiên bản là nhạc sĩ Alex Cantrall, Dwight Watson và Jeff Hoeppner.

Juliette - SHINee

Một trong những bản hit làm nên tên tuổi của SHINee chính là Juliette. Với giai điệu catchy, Juliette không chỉ “hạ gục nhanh tiệu diệt gọn” các SHINee fans mà còn bỏ bùa đông đảo Kpop fans, đồng thời tằng tằng bắn phá các bảng xếp hạng âm nhạc chỉ trong vòng 24h đồng hồ.

Vừa có giai điệu bắt tai lại có thành tích đáng ngưỡng mộ, thế nhưng Juliette vẫn không tránh khỏi nhiều lời phàn nàn từ khán giả.

Ngoài debut hit Noona’s Very Pretty (Replay), trong số những sản phẩm sau của SHINee có không ít ca khúc là bản remake, đơn cử như hit Love Like Oxygen hay ca khúc vừa nói ở trên, Juliette. Đây là bài hát được làm lại từ Deal With It của Corbin Bleu và do thành viên Jong Hyun viết lời Hàn.


Đối với các fan SHINee thì việc hát lại ca khúc có lẽ không sao nhưng đối với rất nhiều khán giả khác, những ca khúc này chỉ dừng ở mức độ nghe được chứ không ấn tượng. Hơn nữa, họ mong muốn SM đầu tư nhiều hơn vào 5 thành viên SHINee với những ca khúc chất lượng thay vì bản remake buồn tẻ.

Ngoài những sản phẩm nói trên, SM còn một số ca khúc khác cũng là bản làm lại, điển hình như Hot Summer của f(x) hay Spell của TVXQ…

http://1.tiin.vn/index.php/chuyen-muc/nhac/sm-ent-chuyen-gia-tai-che-hang-dau-kpop.html

Theo Tuấn Tú/Baodatviet.vn

Bạn có thể quan tâm