Theo thông tin của Bộ Y tế lúc 18h ngày 3/2, Việt Nam ghi nhận thêm 8.601 ca nhiễm, gồm 26 trường hợp nhập cảnh và 8.575 người (giảm 145 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố. Trong đó, 5.002 ca nhiễm được phát hiện trong cộng đồng.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số bệnh nhân nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.297.016 ca. Trong đó, 2.091.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Hà Nội, Thanh Hóa dẫn đầu về số ca mắc mới
Theo Bộ Y tế, ngày 3/2, Hà Nội ghi nhận 2.738 ca bệnh. Thành phố tiếp tục là nơi có số ca mắc Covid-19 trong 24 giờ cao nhất cả nước.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết số bệnh nhân mắc mới phân bố tại 376 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày là Hoàng Mai (125); Đông Anh (103); Nam Từ Liêm (98); Đống Đa (95); Long Biên (88). Số ca mắc Covid-19 cộng dồn tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ 29/4/2021) là 142.851 ca.
Bộ Y tế cũng cho biết thống kê trong 3 ngày (từ 17h30 ngày 31/1 đến 17h30 ngày 3/2), Hà Nội cũng là nơi có nhiều F0 tử vong trong ngày nhất với 55 trường hợp, nâng tổng số người tử vong lên 688.
Tính đến hết ngày 2/2, thành phố có 59.832 bệnh nhân đang điều trị cách ly, trong đó, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 (151 ca); Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (168 ca); các bệnh viện của Hà Nội (2.507 ca). Ngoài ra, các cơ sở tiếp nhận điều trị của thành phố còn khoảng 1.310 ca. Gần 56.000 F0 theo dõi, điều trị tại nhà.
Hiện, thành phố tiêm được tổng cộng hơn 14,7 triệu mũi vaccine phòng Covid-19. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã triển khai tiêm được 245.526 mũi bổ sung và 2.378.886 mũi nhắc lại.
Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước về số lượng ca nhiễm mới trong ngày với 463 F0 (tăng 110 ca so với ngày 2/2).
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết trong tổng số ca mắc mới, 128 F0 được phát hiện tại cộng đồng, 166 người qua sàng lọc tại cơ sở y tế.
Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, địa phương này ghi nhận tổng cộng 22.297 bệnh nhân Covid-19; trong đó, 18.278 người điều trị khỏi được ra viện; 30 bệnh nhân tử vong.
Toàn tỉnh tiếp nhận 5.539.148 liều vaccine phòng Covid-19, đã và đang triển khai 22 đợt tiêm. Trong đó, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều vaccine đạt tỷ lệ 97,9%; tỷ lệ này ở nhóm trẻ 12-17 tuổi là 97,5%. Ngoài ra, thành phố cũng đã tiêm 266.173 người tiêm mũi bổ sung và 93.530 người tiêm mũi nhắc lại.
Số F0 mới tại Thanh Hóa trong một tuần qua | ||||||||
Nguồn: Bộ Y tế | ||||||||
Nhãn | 28/1 | 29/1 | 30/1 | 31/1 | 1/1 | 2/2 | 3/2 | |
F0 trong ngày | người | 582 | 732 | 505 | 432 | 412 | 353 | 463 |
Đà Nẵng, Hải Phòng giảm mạnh số F0
Tối 3/2, Bộ Y tế thông tin Đà Nẵng không ghi nhận ca mắc Covid-19 sau 24 giờ (giảm 778 ca so với ngày 2/2). Một tuần gần đây, số F0 tại Đà Nẵng cũng có xu hướng giảm.
Trong ngày, lực lượng chuyên môn xét nghiệm 2.819 lượt người, trong đó xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR 688 lượt, test nhanh 2.131 lượt người.
Đến nay, thành phố đã tiêm 2.169.219 mũi vaccine phòng Covid-19, trong đó, mũi 1: 980.979 người, mũi 2: 961.771 người, mũi 3: 226.469 người.
Tại Hải Phòng, theo thông tin từ Sở Y tế, tính từ 18h ngày 2/2 đến 18h ngày 3/2, thành phố ghi nhận 155 ca nhiễm mới. Trong đó, 152 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 2 ca xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế, còn lại là trường hợp F1.
Đến nay, Hải Phòng có 32.348 ca hồi phục xuất viện, 9.827 F0 đang điều trị, trong đó có 200 ca bệnh nặng, nguy kịch. Ngoài ra, thành phố đã có 84 ca tử vong (ngày 3/2 ghi nhận 5 ca).
Theo thống kê, Hải Phòng đã thực hiện gần 4 triệu mũi tiêm vaccine phòng Covid-19. Trong đó, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều vaccine đạt 100%; mũi nhắc lại là 199.270 người; mũi bổ sung: 498.998 người. Tỷ lệ này tiêm đủ liều ở nhóm trẻ 12-17 tuổi là 99,98%.
10 tỉnh, thành phố có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày (28/1 - 3/2) | |||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế. | |||||||||||
Nhãn | Hà Nội | Bắc Ninh | Đà Nẵng | Bến Tre | Thanh Hóa | Hải Phòng | Quảng Nam | Nam Định | Phú Thọ | Bình Định | |
Trung bình số F0 trong 7 ngày | người | 2786 | 2338 | 723 | 663 | 497 | 490 | 450 | 384 | 374 | 347 |
Hưng Yên ghi nhận 6 ca bệnh nhiễm Omicron
Bản tin tối 3/2 của Bộ Y tế cho biết Hưng Yên có 6 bệnh nhân Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên.
Như vậy, đến nay, tổng số F0 nhiễm Omicron tại Việt Nam là 192 ca. Các nơi ghi nhận là TP.HCM (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Bộ Y tế cảnh báo tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần với nhóm đã tiêm chủng đầy đủ nên dẫn đến tăng rất nhanh số mắc. Điều này có thể gây quá tải hệ thống y tế, con số tử vong sẽ tăng lên.
Bộ tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; chỉ đạo các địa phương tăng cường biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Số ca mắc Covid-19, chuyển nặng và tử vong có xu hướng giảm
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nhâm Dần và nhiệm vụ trọng tâm sau Tết chiều 3/2, Bộ Y tế báo cáo trong 5 ngày nghỉ Tết (từ 29/1 đến 2/2), trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 12.200 ca mắc và 100 ca tử vong (thấp hơn so với tuần trước đó khi mỗi ngày ghi nhận khoảng 15.300 ca mắc và 140 ca tử vong).
So với tuần trước, số ca tử vong trong tuần giảm 22%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 15,1% và số ca nặng, nguy kịch giảm 22,4%.
Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Thạch Thảo. |
Bộ Y tế nhận định dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước; công tác phòng, chống dịch từng bước đạt những kết quả khả quan. Số ca mắc mới, số chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc cả nước đang dần mở cửa lại các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca nhiễm bệnh sau dịp Tết, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả việc lây nhiễm biến thể Omicron.
Đại diện ngành y tế cảnh báo nếu không kiểm soát, số mắc tăng quá mức, sẽ tăng ca nặng, gây quá tải hệ thống y tế dẫn đến nhiều trường hợp tử vong ngoài ý muốn.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.