Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn về phòng chống cúm mùa

Lãnh đạo ngành y tế TP.HCM khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác tại các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang.

Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân mang khẩu trang khi đến cơ sở y tế thăm khám. Ảnh: Việt Linh.

Trong văn bản phát đi ngày 7/2, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết theo hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản. Theo đó, dữ liệu công bố ngày 31/1 của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản cho biết từ ngày 2/9/2024 đến ngày 26/1, nước này ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23-29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm, một trong số đó phải đặt ECMO. Tại TP.HCM, theo thống kê, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bật Thành phố (HCDC) và các bệnh viện chuyên khoa nhi, nhiễm, đến thời điểm hiện tại thành phố chưa phát hiện bất thường trong công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cúm.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở y tế chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh. Nhất là trong thời điểm hiện tại, với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.

Sở Y tế đề nghị lãnh đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố tập trung triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch cúm như tiếp tục khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác tại các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong khuôn viên cơ sở y tế. Các cơ sở y tế tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Ngoài ra, Sở Y tế cũng giao HCDC chủ trì, phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh, Trung tâm Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức thực hiện các hoạt động giám sát các trường hợp cúm, nghi ngờ viêm phổi nặng do virus theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

HCDC cần tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Định kỳ báo cáo lãnh đạo Sở Y tế kết quả giám sát và đề xuất các nội dung nhắc nhở, chấn chỉnh các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi).

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh; Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tưvấn, khám và xử trí kịp thời.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Cái chết của Từ Hy Viên có phải lỗi của y tế Nhật Bản?

Không cứu được một ca bệnh nặng không đồng nghĩa với việc y tế Nhật Bản quá tệ, bởi không lấy một ca bệnh để đánh giá chất lượng của cả nền y tế.

Mắc bệnh lậu sau khi quan hệ với người quen trên mạng

Sau kỳ nghỉ Tết, số lượt khám do các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tăng hơn 15% so với ngày thường. Bệnh nhân chủ yếu mắc sùi mào gà, giàng mai.

Uống bao nhiêu bia rượu có nguy cơ mắc ung thư?

Tiêu thụ hơn 6 đơn vị đồ uống có cồn mỗi tuần sẽ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao, bao gồm cả ung thư, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm