Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Sốc vì phụ nữ có học thức vẫn bị chồng bạo hành'

Vụ việc nữ nhà báo Ma Jinyu tự viết về chuyện chồng đánh đập mình suốt 7 năm hôn nhân tiếp tục nối dài các trường hợp bạo hành gia đình bị phơi bày ở Trung Quốc.

Trong bài báo được xuất bản hôm 6/2, nữ nhà báo Ma Jinyu (Trung Quốc) chia sẻ người chồng đã nhiều lần lạm dụng thể chất cô và 3 đứa con trong suốt 7 năm hôn nhân.

Bài viết tiết lộ nhiều chi tiết về hành vi bạo hành và đang gây sốc dư luận Trung Quốc.

Thông thường, số đông nghĩ vấn nạn này chỉ xảy ra ở vùng nông thôn hẻo lánh, không phải ở thành phố lớn. Nạn nhân cũng loại trừ đi những phụ nữ có học thức, nghề nghiệp.

nu nha bao trung quoc bi chong bao hanh danh dap anh 1

Nữ nhà báo Ma Jinyu tiết lộ cô thường xuyên bị chồng đánh đập, thậm chí bị bóp cổ.

Thậm chí, người đàn ông còn từng bóp cổ khiến Ma ngạt thở. Không thể chịu đựng thêm, cô cùng 3 con bỏ trốn, chuyển đến nơi khác sinh sống.

Câu chuyện của nữ nhà báo Ma tiếp tục nối dài các vụ việc bạo hành gia đình bị phát hiện ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đa số đều tin rằng đó chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm" và vấn nạn này sẽ còn mất rất lâu để xóa bỏ.

"Khó tưởng tượng phụ nữ học thức lại bị chồng bạo hành"

“Tôi bỗng không nhìn thấy gì nữa. Tất cả xung quanh tối đen, hình như tôi đã bất tỉnh”, nữ phóng viên viết về một lần bị chồng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay".

Sau khi bài báo xuất bản và được chia sẻ rộng rãi, nhiều độc giả vừa ủng hộ tác giả vừa bày tỏ sự hoài nghi.

Họ không tin một nữ phóng viên dày dặn kinh nghiệm nhiều năm như Ma lại không dám tố cáo cảnh sát. Công chúng đặt ra câu hỏi vì sao một người có học thức như cô lại cam chịu sự dày vò suốt nhiều năm, thay vì ly dị chồng ngay từ đầu.

“Tôi sốc vì một người phụ nữ độc lập, tốt nghiệp đại học danh tiếng, làm việc cho hãng truyền thông lớn vẫn bị chồng bạo hành và có thể chịu đựng cuộc sống như vậy”, một người dùng viết.

nu nha bao trung quoc bi chong bao hanh danh dap anh 2

Nhiều phụ nữ bị bạo hành song không được bảo vệ vì cảnh sát và tòa án coi đó là "chuyện riêng trong nhà".

Trên thực tế, không chỉ nông thôn, bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở nhiều gia đình có thu nhập khá giả, sống tại thành phố lớn của Trung Quốc.

Lin Shuang, tình nguyện viên ở Thượng Hải tại một tổ chức chống bạo lực gia đình, chia sẻ đa phần phụ nữ mà cô đã hỗ trợ là những người có sự nghiệp, có học thức.

“Bạo lực gia đình là vấn đề bạo lực có tính hệ thống liên quan đến giới và không tự động mất đi ở các nhóm có học thức, có kinh tế”, Lin nói.

Về phía chồng Ma, người đàn ông tên Xie Decheng, phủ nhận những gì vợ viết và cho hay mới chỉ tát vợ một lần.

Điều dễ thấy là sau mỗi sự việc người phụ nữ bị chồng, bạn trai đánh đập, dư luận đều thể hiện sự bất bình, giận dữ, yêu cầu chính quyền có hình phạt thích đáng cho kẻ thủ ác. Tuy nhiên, hiếm khi nạn nhân có được công lý xứng đáng.

nu nha bao trung quoc bi chong bao hanh danh dap anh 3

Liên tiếp những vụ việc ở Trung Quốc bị phát giác, phơi bày góc tối của bạo lực gia đình.

Nạn nhân xuất hiện liên tục

Giữa thời đại mạng xã hội, việc nạn nhân lên tiếng cũng chỉ hút sự chú ý trong thời gian ngắn. Nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ trước việc làm tàn bạo, nhưng rồi họ cũng sớm quên đi, cho tới khi có nạn nhân tiếp theo xuất hiện.

Tháng 10 năm ngoái, cái chết của nữ vlogger Lạp Mẫu sau khi bị chồng cũ thiêu sống khiến dư luận bàng hoàng. 4 tháng trước đó, vlogger người Tây Tạng ở châu tự trị Ngawa (tỉnh Tứ Xuyên) quyết định ly dị chồng sau thời gian dài chịu bạo hành, lạm dụng.

Vì cay cú, 3 tháng sau ly hôn, chồng cũ bất ngờ xông vào nhà, tưới xăng thiêu sống cô. Hắn còn dùng dao đâm nhiều nhát lên người nạn nhân trước khi bỏ đi.

Lạp Mẫu không qua khỏi do vết thương quá nặng. Dư luận xót thương cô, sự việc lắng xuống sau vài tuần.

Chỉ một tháng sau, họ lại bất bình trước phán quyết hưởng án treo của tòa án địa phương dành cho người chồng ở tỉnh Sơn Đông với tội danh lạm dụng thể xác, đánh chết vợ vì không sinh được con.

nu nha bao trung quoc bi chong bao hanh danh dap anh 4

Bà Su Min (56 tuổi) một mình đi du lịch khắp đất nước, trốn khỏi người chồng bạo lực cùng áp lực cuộc sống gia đình nặng nề.

Nữ nhà báo Ma phải bỏ trốn hay kết cục bi thảm của Lạp Mẫu không chỉ bắt nguồn từ người chồng bạo lực, mà còn nằm ở chính sách bảo vệ phụ nữ lỏng lẻo của giới chức Trung Quốc.

Dù tồn tại một số cơ quan có chức năng bảo vệ phụ nữ trước bạo hành, lạm dụng tại nước này, Jing - một nhà hoạt động nữ quyền ở Bắc Kinh - cho rằng hỗ trợ cơ bản còn rất thiếu.

“Luật pháp chưa hoàn chỉnh, việc thực thi còn thiếu sót. Luật chống bạo lực gia đình đã áp dụng trong 4 năm nhưng những người nắm quyền không bao giờ tích cực thúc đẩy thay đổi”, cô nói.

“Jinyu đã bỏ trốn thành công, nhưng chồng cô có nhận hình phạt nào vì đánh đập cô và các con hay không?”, Lin Shuang đặt câu hỏi.

Trước hàng loạt vụ việc gây sốc về bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục và các cuộc tấn công khác nhắm vào phụ nữ, nhiều cô gái xứ Trung không còn hứng thú và thậm chí e sợ hôn nhân.

Nhiều năm trời nhẫn nhịn người chồng bạo lực, bà Su Min (56 tuổi, tỉnh Hà Nam) quyết định lái ôtô một mình đi du lịch từ tháng 9 năm ngoái.

Bà thừa nhận chưa bao giờ nghĩ đời mình có lúc được tự do như vậy. Câu chuyện cá nhân của bà bỗng chốc nổi tiếng trên mạng, truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ đang có áp lực hôn nhân.

Hàng kem trứng nổi tiếng, ra đời từ tình yêu bà chủ dành cho chồng

Cốc kem trứng béo ngậy với lớp kem đánh bông mịn, ngả màu vàng đặc trưng là thức quà vặt yêu thích của nhiều đứa trẻ Hà Nội một thời.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm