TP.HCM là thị trường tiêu thụ lượng thịt heo lớn trên cả nước. Ảnh: Pexels. |
Thông tin được đại diện các cơ quan chia sẻ tại buổi giám sát của Ban Văn hoá - Xã hội (HĐND TP.HCM) chiều 14/10.
Người dân TP.HCM tiêu thụ lượng thịt heo lớn
Theo báo cáo của Sở Công Thương, TP.HCM là thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn của cả nước do địa bàn đông dân cư. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho hơn 10 triệu dân, nơi đây còn là đầu mối chế biến, kinh doanh cung cấp nông sản, thực phẩm cho các địa phương lân cận và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho hay lượng thịt heo tiêu thụ ở thành phố rất lớn, nhưng nguồn hàng còn khiến người dân lo lắng. Vì vậy, Sở đề xuất thí điểm xây dựng mô hình "Sàn giao dịch thịt heo TP.HCM".
Các tiểu thương được giao dịch mặt hàng thịt heo trên cơ sở tận dụng, khai thác hạ tầng công nghệ và cơ sở pháp lý có sẵn của Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam, trong 2 năm.
Trong buổi làm việc, ông Lê Minh Hải, Phó giám đốc Sở An toàn thực phẩm, chia sẻ đơn vị chưa thể xử lý dứt điểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không phép trên địa bàn. Nguyên nhân là lực lượng quản lý quá ít, từ cấp xã đến cấp thành phố, một số nhân viên chỉ là kiêm nhiệm, năng lực chuyên môn còn hạn chế.
Sở An toàn thực phẩm đề xuất thành phố tăng cường biên chế công tác quản lý về an toàn thực phẩm, sớm bố trí thêm xe chuyên dụng cho Sở.
Khó quản lý ca ngộ độc riêng lẻ
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết từ đầu năm đến nay, thành phố đã xảy ra 2 vụ nghi ngộ độc thực phẩm.
Đầu tiên là vụ việc xảy ra giữa tháng 5, có hàng chục sinh viên tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM phải nhập viện vì nghi ngộ độc. Vụ việc thứ 2 xảy ra vào ngày 10/10, có 6 học sinh của Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói sau bữa ăn trưa ở trường.
Khi xảy ra các vụ việc, ngành y tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý nhanh chóng. Hiện, công tác quản lý an toàn thực phẩm đã được Sở An toàn thực phẩm TP.HCM phụ trách. Sở Y tế sẽ xử lý các vấn đề về sức khoẻ, khi người dân nhập viện.
Song song đó, Sở Y tế cũng phối hợp với Sở An toàn thực phẩm và các bên liên quan điều tra dịch tễ khi xảy ra một vụ ngộ độc. Tuy nhiên, người dân vẫn còn sử dụng thực phẩm ở hàng rong hay của các đơn vị buôn bán nhỏ lẻ, khi có biểu hiện ngộ độc họ lại đến các bệnh viện khác nhau. Do đó, ngành y tế rất khó xác định các ca bị ngộ độc có liên quan trong cùng một vụ.
Các em học sinh được theo dõi sức khỏe tại một bệnh viện sau khi có triệu chứng nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Ảnh: BVCC. |
Điển hình như vào đầu năm nay, có 2 trẻ tạm trú ở TP Thủ Đức nghi bị ngộ độc phải nhập viện. Hai trẻ cùng ăn trong buổi tiệc tất niên, nhưng khi ăn xong thì 2 bé trở về quê, một trẻ ở Bình Dương, một trẻ ở Nghệ An.
Trên đường di chuyển về quê, trẻ quê ở Nghệ An có biểu hiện bị ngộ độc khi đi tới Bình Định. Phụ huynh đưa trẻ vào viện và được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).
Trong thời điểm đó, trẻ ở Bình Dương cũng có biểu hiện ngộ độc, được điều trị tại một bệnh viện và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2.
Khi nhập viện, các bác sĩ gặp khó trong việc tìm tác nhân gây bệnh, vì không lấy được mẫu bệnh phẩm. Các bác sĩ điều trị theo hướng ngộ độc botulinum, đây là loại ngộ độc cực kỳ nguy hiểm, gây ngưng tim ngưng thở và tử vong rất nhanh.
Trong lúc điều tra dịch tễ, các cơ quan y tế chưa tìm được mối liên kết ở 2 ca bệnh này. Tình cờ, 2 bệnh nhi nằm chung một phòng, lúc này bác sĩ mới phát hiện ra ăn chung trong một buổi tối trước khi về quê.
"Đối với những ca ngộ độc nhỏ lẻ như vậy rất khó quản lý, hay truy xuất nguồn gây ngộ độc", ông Nam nói.
Bên cạnh đó, ngành y tế cũng gặp khó khăn trong việc điều trị một số loại ngộ độc đặc biệt vì thiếu thuốc botulinum hay một số loại thuốc hiếm khác.
Ông Nam cho hay thuốc botulinum mua với giá rất cao, lên đến vài trăm triệu đồng. Mua về mà trong thời gian hạn sử dụng không dùng đến thì gây lãng phí. Do đó, Sở Y tế đề xuất có cơ chế đặc biệt để thành phố được nhập thuốc và cơ chế để dự trữ thuốc hiếm.
Học cách già đi
Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.
Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.