Bất chấp các biển cảnh báo nguy hiểm nhiều người dân ở Hà Nội vẫn kinh doanh, kiếm sống xung quanh trạm biến áp, cột điện cao thế.
|
Hà Nội đang tồn tại hàng trăm trạm biến áp nằm sát khu dân cư. Trạm biến áp nằm giữa phố Hàng Rươi và Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) phía dưới người dân vẫn sinh hoạt và buôn bán bình thường mặc dù có biển cấm "Cấm sờ nguy hiểm có điện chết người hay cấm trèo điện áp cao nguy hiểm". |
|
Trạm biến áp La Thành 1 (quận Đống Đa) choán gần hết mặt tiền hai ngôi nhà với khoảng cách chưa đầy nửa mét. |
|
Cả hai ngôi nhà này đều kinh doanh các mặt hàng kim khí và đồ điện. Người dân còn tận dụng trạm biến áp để treo lồng chim. |
|
Trạm biến áp Gia Ngư 1 nằm trên phố Gia Ngư (quận Hoàn Kiếm) được người dân tận dụng treo biển quảng cáo. Phía dưới chân trạm biến áp có một hộ dân buôn bán mắm tép. |
|
Một quán bia nằm sát trạm biến áp Gia Ngư 1. |
|
Hai người đàn ông sửa khóa dưới chân trạm biến áp Khâm Thiên 4 (quận Đống Đa). Họ cho biết đã quen làm việc và sinh hoạt tại đây nhiều năm nên không thấy nguy hiểm. Dọc tuyến đường này có đến 10 trạm biến áp. |
|
Đối diện chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) có hai trạm biến áp. Khu vực này được mệnh danh là "tấc đất tấc vàng", người dân tận dụng mọi không gian để kinh doanh. Phía chân trạm biến áp được dùng để một cửa hàng bày bán đệm mùa đông. |
|
Một trạm biến áp khác trên phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) được quây hàng rào xung quanh để chứa rác. |
|
Cửa hàng ăn uống nằm cạnh trạm biến áp trên đường Hoàng Cầu mới (quận Đống Đa). Người chủ còn tận dụng trạm biến áp này để dựng bạt che nắng mưa. |
|
Một cửa hàng bán đồ kim khí nằm lọt thỏm tại trạm biến áp đường Láng (quận Đống Đa). |
|
Bà chủ cửa hàng cho biết đã kinh doanh tại khu vực này nhiều năm nay. "Luôn có lực lượng điện lực đi kiểm tra an toàn trạm biến áp này nên chúng tôi rất yên tâm", bà nói. |
|
Tại phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) một cửa hàng quần áo nằm cách trạm biến áp 1 m.
|
|
Khoang máy biến áp của khu tập thể bưu điện Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy), ngay bên cạnh là hai quán trà đá của người dân. |
|
Một buồng trạm biến áp khác trên đường Nguyễn Phong Sắc. Phía trong là quán ăn, chỉ có một lối ra vào. |
Chiều 17/11, trạm biến áp nằm trên hè phố Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Đông, Hà Nội) phát nổ rồi bốc cháy. Hiện trường nằm sát cổng Ủy ban Mặt trận tổ quốc và đoàn thể quận Hà Đông, cách đường Trần Phú hơn 50 m. Công an quận Hà Đông xác nhận 5 người bị thương trong đó 2 nạn nhân bị bỏng nặng phải đi viện cấp cứu. Đến sáng ngày 18/11 một trong số 2 nạn nhân trên là ông Vũ Đình Thái (63 tuổi) bị tử vong.
Theo nghị định số 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đã đưa ra nhiều quan điểm chỉ đạo.
Theo đó, đối với các trạm điện lắp đặt trên cao (trạm treo) không có tường rào xây bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ trạm được giới hạn bởi mặt phẳng bao quanh trạm có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm được quy định với trạm điện áp 22 - 35 KV thì khoảng cách an toàn tương ứng 2 – 3 m. Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện không được xâm phạm đường ra vào trạm điện, không xâm phạm hành lang an toàn.
Bên cạnh đó, Điều 53, Luật Điện lực cũng quy định rõ: “Không được xây dựng nhà ở, công trình và trồng các cây cao hơn 2 m trong hành lang an toàn trạm điện, không xâm phạm đường ra vào cửa trạm".