Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sốt xuất huyết không được uống nước dừa?

Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.

Nhiều người lầm tưởng sốt xuất không được uống nước dừa vì gây khó khăn trong việc phát hiện biến chứng. Ảnh: Unsplash.

Theo Viện Huyết học - truyền máu Trung ương, sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt.

Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng. Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì khi sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch.

Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol mà có thể thay thế bằng nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất.

Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.

Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.

Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc… Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/l.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Đắk Lắk ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2024

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đắk Lắk cho hay địa phương này mới ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2024.

https://plo.vn/sot-xuat-huyet-khong-duoc-uong-nuoc-dua-post788413.html

Thanh Giang / PLO

Bạn có thể quan tâm