Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Spa giới thiệu 'mỡ nhân tạo' nhưng tiêm silicone vào mặt khách hàng

Vùng má đau nhức, sưng đỏ, gây khó chịu, chị Hiền tìm đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán chị bị biến chứng do tiêm silicone lỏng.

Cách đây 15 năm, chị Nguyễn Thị Hiền (TP.HCM) được một chủ spa tư vấn, giới thiệu tiêm một loại dung dịch có tên gọi là "mỡ nhân tạo" để làm đầy vùng má. 

Thời gian gần đây, vùng má của chị có dấu hiệu đau nhức, hơi đỏ, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Sau khi thăm khám, bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc (tu nghiệp tại Thái Lan, nguyên giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,TP.HCM) chẩn đoán loại "mỡ nhân tạo" chị Hiền đã tiêm là silicone lỏng, cần phẫu thuật nạo bỏ. Sau 2 lần phẫu thuật, chị Hiền vẫn chưa thể lấy ra toàn bộ silicone trên mặt. 

Bien chung vi tiem silicone long anh 1
Silicone được lấy ra từ mặt bệnh nhân. Ảnh: BSCC. 

Bác sĩ Ngọc cũng cho biết thêm hiện nay không có chất nào được gọi là "mỡ nhân tạo". Thế giới chỉ mới nghiên cứu máu nhân tạo nhưng cũng chưa được đưa vào sử dụng. Phương pháp cấy mỡ được cho phép thực hiện trong lĩnh vực thẩm mỹ là sử dụng mỡ tự thân, lấy ra từ vùng bụng và đùi của khách hàng đưa vào vùng cơ thể mong muốn (tay, mặt, ngực,...). Tuy nhiên, lượng mỡ này tự tiêu nhanh, phải bơm bổ sung nhưng cũng rất khó tồn tại lâu dài.

"Mỡ nhân tạo" chỉ là cái tên mỹ miều do các cơ sở thẩm mỹ tự đặt ra để lừa dối khách hàng. Khi nghe tới silicone khách hàng sẽ hoảng sợ, không dám tiêm, nhưng được giới thiệu là một loại "mỡ" họ đều nghĩ rằng chúng an toàn và sẵn sàng sử dụng", bác sĩ Ngọc cho hay. 

Silicone đã bị cấm sử dụng trong ngành thẩm mỹ từ lâu do nguy cơ biến chứng cao. Mổ lấy silicone lỏng là một phẫu thuật lớn, thường phải gây mê, khoảng bóc tách rộng. Sự hiện diện của mô ghép làm cho thời gian theo dõi chăm sóc hậu phẫu kéo dài, khó khăn. Nếu mô bị thâm nhiễm là những vùng quan trọng như mi mắt, ống lệ mũi (dẫn nước mắt), sụn mũi, không thể lấy hết 100% do chúng là những cấu trúc quan trọng của khuôn mặt, cần bảo tồn bằng mọi giá.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Người hỏng mặt, kẻ suýt mất ngực vì tiêm silicone lỏng

Silicone lỏng bị cấm sử dụng trong ngành thẩm mỹ từ năm 1992. Dù vậy, rất nhiều "tín đồ dao kéo" vẫn lạm dụng chất này, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.


Phương Anh

Bạn có thể quan tâm