Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự khác biệt giữa bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm thường lây từ người này sang người khác nhanh và có nguồn gốc từ virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng...

Giao mùa là thời điểm trẻ dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm. Ảnh: iStock.

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do các tác nhân có hại (mầm bệnh) xâm nhập vào cơ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất là virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc bệnh não xốp prion (hiếm gặp). Các bệnh truyền nhiễm thường lây lan từ người này sang người khác, qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm và qua vết cắn của côn trùng. Một số bệnh truyền nhiễm là nhẹ và một số bệnh rất nghiêm trọng.

Sự khác biệt

Theo Cleveland Clinic, các bệnh truyền nhiễm do các sinh vật có hại xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài, như virus và vi khuẩn. Các bệnh không truyền nhiễm không phải do các sinh vật bên ngoài gây ra, mà do di truyền, sự khác biệt về giải phẫu, tuổi già và môi trường bạn sống. Bạn không thể mắc các bệnh không truyền nhiễm từ người khác, hay bị côn trùng cắn hoặc từ thức ăn.

Cúm, sởi, HIV, viêm họng, Covid-19 và salmonella đều là những ví dụ về các bệnh truyền nhiễm. Ung thư, tiểu đường, suy tim sung huyết và bệnh Alzheimer là những bệnh không lây nhiễm.

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm có thể do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm. Ngoài ra còn có nhóm bệnh truyền nhiễm hiếm gặp được gọi là bệnh não thể xốp có thể lây truyền (TSEs).

Nhiễm virus: Virus là một phần thông tin (DNA hoặc RNA) bên trong lớp vỏ bảo vệ (capsid). Virus nhỏ hơn nhiều so với tế bào và không có cách tự sinh sản. Chúng xâm nhập vào bên trong tế bào của người, sử dụng bộ máy của tế bào để nhân lên, tạo ra những bản sao.

Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn đôi khi còn được gọi là vi trùng, là một nhóm vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.

Vi khuẩn ở khắp nơi xung quanh chúng ta, bao gồm cả bên trong cơ thể và trên da. Nhiều vi khuẩn là vô hại hoặc thậm chí hữu ích, nhưng một số vi khuẩn tiết ra chất độc có thể gây bệnh.

Nhiễm nấm: Tương tự vi khuẩn, có nhiều loại nấm khác nhau. Chúng sống trên cơ thể con người. Khi nấm phát triển quá mức hoặc khi nấm có hại xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mũi hoặc vết cắt trên da, bạn có thể bị bệnh.

Nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng sử dụng cơ thể của vật chủ để sống và sinh sản. Ký sinh trùng gồm giun (giun sán) và một số sinh vật đơn bào (động vật nguyên sinh).

Bệnh não xốp có thể truyền nhiễm (TSEs/bệnh prion): TSE xảy ra khi prion - protein bị lỗi khiến các protein khác trong cơ thể người, thường là trong não, cũng bị lỗi. Cơ thể chúng ta không thể sử dụng các protein này hoặc loại bỏ chúng. Do đó, chúng tích tụ và gây bệnh cho con người. Prion được xem là nguyên nhân rất hiếm của các bệnh truyền nhiễm.

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Các bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên toàn thế giới, nhưng một số bệnh thường gặp hơn. Ví dụ, mỗi năm ở Mỹ, cứ 5 người có một người nhiễm virus cúm. Song, chưa đến 300 người được chẩn đoán mắc bệnh prion.

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp phân loại theo tác nhân gây ra như sau:

Tác nhân Bệnh thường gặp
Virus
  • Cảm lạnh thông thường
  • Cúm
  • Covid-19
  • Cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột)
  • Viêm gan
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
Vi khuẩn
  • Viêm họng hạt
  • Salmonella
  • Bệnh lao
  • Ho gà
  • Chlamydia, lậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs).
  • E coli.
  • Clostridioides difficile (C. diff)
Nấm
  • Hắc lào
  • Nhiễm nấm móng tay
  • Nhiễm nấm Candida âm đạo (nhiễm nấm âm đạo).
  • Viêm âm đạo
Ký sinh trùng
  • Giardiasis
  • Bệnh ký sinh trùng nhiễm độc tố
  • Giun móc
  • Giun kim
benh truyen nhiem anh 1

Con người có thể mắc bệnh truyền nhiễm qua đường ăn uống. Ảnh: SBS.

Ai có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao nhất?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu có hệ miễn dịch kém hoặc đi du lịch đến các khu vực bùng phát dịch.

Những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn gồm:

  • Những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế hoặc tổn hại, như những người đang điều trị ung thư, sống chung với HIV hoặc đang điều trị bằng một số loại thuốc nhất định.
  • Trẻ nhỏ, người có thai và người lớn trên 60 tuổi.
  • Những người chưa được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm thông thường.
  • Nhân viên y tế
  • Những người đi du lịch đến các khu vực dễ tiếp xúc với muỗi mang mầm bệnh như sốt rét, virus sốt xuất huyết và virus Zika.

Biến chứng

Nhiều bệnh truyền nhiễm tự khỏi mà không có biến chứng, nhưng một số bệnh có thể gây ra tổn thương lâu dài.

Các biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của các bệnh truyền nhiễm khác nhau gồm:

Biến chứng

Nguyên nhân

Mất nước Sốt, nôn, tiêu chảy

Viêm phổi

Bệnh đường hô hấp (virus hoặc vi khuẩn)

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm khuẩn

Viêm màng não (sưng não)

Nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng

AIDS

HIV

Ung thư gan

Viêm gan B , viêm gan C

Ung thư cổ tử cung

Virus u nhú ở người (HPV)

Các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào loại bệnh. Nhiễm nấm thường gây ra các triệu chứng cục bộ, như phát ban và ngứa. Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn có thể có các triệu chứng ở nhiều vùng trên cơ thể bạn, như: Sốt, ớn lạnh, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ và nhức đầu, các triệu chứng tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn, nôn).

Bạn nên đi khám ngay nếu có bất kỳ triệu chứng mạn tính (liên tục) hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

> Xem thêm: Sách cho cuộc sống vui khỏe


Cách phân biệt cúm, RSV và Covid-19

Để phân biệt 3 loại virus này có thể khá khó, nhưng theo các chuyên gia, một số triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện mình đang nhiễm bệnh gì.

Tiết lộ mới về vụ 30.000 người bị truyền máu nhiễm HIV ở Anh

Báo cáo ban đầu cho thấy ít nhất 175 trẻ em bị nhiễm bệnh. Nhưng cuộc điều tra mới về vụ bê bối ước tính con số thực tế nhiều gấp đôi.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm