Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự khác biệt giữa người chiến thắng và kẻ thất bại

Không bao giờ hài lòng với bản thân, sáng tạo trong cách thực hiện, luôn tin vào linh cảm của chính mình... là những điểm thường thấy ở người chiến thắng.

Mới đây, Steve Tobak (doanh nhân) chia sẻ trên Business Insider về 10 suy nghĩ bạn cần có để thành công.

1. Nếu không làm tốt, người khác sẽ làm thay tôi

Tình yêu dành cho công việc là quan trọng. Nhưng nếu hàng nghìn người cùng làm một việc theo cách giống nhau, bạn sẽ khó chiến thắng.

Khi bắt đầu, chúng ta cần có đam mê. Song để trở thành người chiến thắng, bạn cần làm mọi thứ một cách tốt nhất.

2. Thành công là cuộc marathon,  không phải chạy nước rút

Nếu bạn không thể gắn bó lâu dài với công việc, bạn sẽ không thể trở thành người chiến thắng. Bởi vì để thành công, chúng ta cần nỗ lực cả đời.

10 cách đơn giản giúp bạn hiểu biết hơn

Thay vì hòa mình với con người và môi trường, nhiều bạn trẻ chỉ nhìn thế giới qua màn hình điện thoại, bỏ lỡ những niềm vui đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

3. Lắng nghe người khác nhưng chỉ tin vào linh cảm của tôi

Quyết định đúng là chìa khóa của thành công. Ngày nay, mọi người có thể tiếp cận với những nguồn thông tin giống nhau, vì thế mọi sân chơi đều bình đẳng.

Điều này có thể không ít nhiều người giỏi hiện hữu xung quanh bạn. Nhưng khi bạn là ông chủ, bạn phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình. Vì thế, hãy tin vào linh cảm từ bản thân.

Thành công là xây dựng mối quan hệ, trải nghiệm, dám thực hiện thay vì chỉ ước mơ.

4. Không nhất thiết phải nói với người khác điều họ muốn nghe

Mọi người đều mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm và người theo dõi, đồng thời sợ sai phạm hoặc gặp những điều tiêu cực. Vì thế, cách tốt nhất bạn nên nói sự thật, ngay cả khi đó là điều người ta không muốn nghe.

5. Ý tưởng không được thực hiện, coi như không tồn tại

Ý tưởng chỉ là suy nghĩ. Nội dung là ý tưởng được viết trên giấy hoặc trang web.

Mọi người đều có thể nghĩ ra chúng. Tuy nhiên, sự khác biệt duy nhất chính là những gì bạn làm, thực hiện, truyền tải.

6. Nếu mọi người đều làm cùng một cách, hãy làm cách khác

Tại sao những người muốn thành công đều tận dụng truyền thông xã hội hay bất kỳ loại hình nào của tiếp thị số? Bạn không thể chiến thắng, mà chỉ có thể giải quyết vấn đề nào đó.

Nếu bạn sử dụng những công cụ giống nhau và làm mọi thứ theo cùng một cách thì mọi người đều như nhau, không có người chiến thắng.

7. Theo dõi người khác tức là từ bỏ cơ hội lãnh đạo

Mỗi nhóm, tổ chức hay công ty đều chỉ có một nhà lãnh đạo đứng đầu. Bạn có thể là người đó hoặc không.

Bạn không sai khi theo dõi người khác. Nhưng nếu là người theo dõi mà lại nghĩ mình là nhà lãnh đạo thì bạn đang ảo tưởng.

8. Khách hàng không coi trọng khái niệm hay nội dung, họ coi trọng giải pháp thực tế và sáng tạo

Kinh doanh về cơ bản là bán sản phẩm hay dịch vụ khách hàng cần. Việc kinh doanh thành công khi các mặt hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, giải quyết những vấn đề lớn và khó khăn nhất họ gặp phải.

Hãy nhớ: Chiến thắng = vấn đề nan giải + giải pháp tối ưu.

9. Tôi không bao giờ hài lòng với những thành tựu của mình

Thứ họ không dạy bạn ở trường Kinh doanh Harvard của Mark McCormack là một trong những cuốn sách về kinh doanh đáng đọc nhất.

Theo đó, Mark cho rằng, phẩm chất cốt lõi của nhà vô địch là "không thực sự hài lòng với thành tựu của chính mình". Thực ra, thành công chính là kẻ thù tồi tệ nhất.

10. Giá trị của thất bại

Người ta nói về giá trị của thất bại, vì nó gây ra nỗi đau. Nếu thất bại đủ làm bạn đau đớn, bạn sẽ nhận ra những sai lầm, học hỏi từ đó và không bao giờ mắc lỗi tương tự.

Bạn sẽ mạnh mẽ, khôn ngoan hơn. Nhưng chẳng điều gì thay đổi nếu bạn không cảm nhận được nỗi đau từ thất bại. Bạn không nên sợ thất bại và mắc lỗi. Tất cả là để đi đến chiến thắng.

Tóm lại, tư duy có ý nghĩa khi nó dẫn tới hành động. Vì chiến thắng là hành động, không phải tư duy.

30 câu hỏi bạn phải sẵn sàng trả lời khi đi xin việc

Để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, bạn nên trang bị cho mình những câu hỏi thường hay có khi đi xin việc.

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm