Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự khác biệt giữa Tết ở Việt Nam và Trung Quốc

Tết là dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh những điểm tương tự, cách ăn Tết của người dân hai nước có nhiều điểm độc đáo riêng.

Tết cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc được tổ chức theo Âm lịch. Đây là dịp lễ quan trọng hàng đầu của 2 quốc gia, vừa mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào mừng năm mới, vừa là dịp thờ cúng tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ. Thời gian nghỉ Tết cũng là cơ hội để gia đình sum vầy và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp.

Tuy nhiên, không chỉ có những ý nghĩa hay phong tục tương đồng, mỗi quốc gia, dân tộc đều có truyền thống đón Tết đặc trưng riêng.

Tên gọi

Điểm khác nhau đầu tiên giữa Tết cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc có thể kể đến là tên gọi. Tết của người Việt Nam được gọi là Tết Nguyên đán, trong khi tên gọi Tết Trung Quốc là Xuân Tiết.

Thời gian

Người Việt Nam thường đón Tết từ lễ cúng tiễn Táo quân ngày 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng. Còn người Trung Quốc có một dịp Tết cổ truyền bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn, kéo dài từ ngày 8 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng.

Tet Nguyen dan anh 1

Trẻ em Việt Nam và Trung Quốc đều được nhận tiền mừng tuổi từ ông bà, cha mẹ trong một phong bì nhỏ. Ở Việt Nam gọi là "lì xì" còn tại Trung Quốc là "hồng bao". Ảnh: Kilito Chan.

Phong tục

Điểm đặc trưng nhất trong dịp Tết cổ truyền ở mỗi quốc gia là những phong tục truyền thống được kế thừa từ đời này sang đời khác.

Ở Việt Nam, người dân rộn ràng đón Tết Nguyên đán với nhiều hoạt động dựa trên những tín ngưỡng lâu đời, nhằm cầu mong hạnh phúc, bình an và may mắn. Các phong tục có thể kể đến như: tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời vào 23 tháng Chạp, gói bánh chưng, bánh tét, chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây nêu, xông đất, chúc Tết, hóa vàng, du xuân...

Tại Trung Quốc, các gia đình thường dán thần giữ cửa, câu đối đỏ và đèn lồng đỏ để cầu mong an lành. Họ cũng treo lên cửa hình dán chữ "Phúc" nhưng đảo ngược lại (với ngụ ý "Phúc đáo" nghĩa là "Phúc đến nhà"). Các hoạt động trong Tết khác có thể kể đến như đốt pháo, múa lân, thả hoa đăng...

Món ăn ngày Tết

Ẩm thực ngày Tết của Việt Nam và Trung Quốc bao gồm các món ăn truyền thống khác nhau, thường ngụ ý mong cầu điềm lành cho năm mới. Sự khác nhau trong Tết cổ truyền của 2 quốc gia còn thể hiện rõ rệt ở mặt này.

Tết Nguyên đán ở Việt Nam có những món ăn mang nhiều ý nghĩa về nhân sinh, cuộc sống. Nhìn chung thực đơn mâm cơm ngày Tết có một số sự thay đổi phụ thuộc vào tập quán của người dân từng miền Bắc - Trung - Nam. Trong đó nổi bật là các món ăn đặc trưng như: bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, thịt đông, nem rán, giò thủ, dưa hành, canh khổ qua...

Tet Nguyen dan anh 4

Bánh chưng là một trong những món ăn ngày Tết nổi tiếng nhất của người Việt. Ảnh: Jethuynhcan.

Còn với đất nước Trung Quốc vốn nổi tiếng với một nền ẩm thực đồ sộ, thực đơn ngày Tết ở quốc gia này cũng phong phú và đa dạng.

Bữa ăn đêm giao thừa không thể thiếu mì trường thọ (mong cầu sức khỏe, sống lâu), cá hấp (tượng trưng cho sự dư dả) hay sủi cảo (ngụ ý thịnh vượng)... Đa dạng các loại bánh cũng là nét đặc trưng riêng, với bánh tổ, bánh bao, bánh khoai môn, bánh củ cải... cùng các món truyền thống khác như vịt quay Bắc Kinh, gà Cung Bảo, trà trứng, lợn xào chua ngọt…

Tết cổ truyền ở các nước châu Á

Nhiều quốc gia ở châu Á đón chào năm mới với những phong tục, tập quán độc đáo riêng.

Loạt quán cà phê mở xuyên Tết ở trung tâm TP.HCM

Đầu năm mới, nhóm bạn có thể tìm đến các không gian đa dạng phong cách để họp mặt và check-in.

3 món giải ngấy cho mâm cỗ ngày Tết

Với hương vị chua ngọt thanh mát, các món nộm, gỏi là lựa chọn "giải ngấy" không thể thiếu cho thực đơn ngày Tết.

An Ngọc

Bạn có thể quan tâm