Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự khổ luyện của tiếp viên hàng không: Sinh tồn dưới nước

Sau khi hoàn thành nghiệp vụ về ứng cứu khẩn nguy, xử lý tình huống khẩn cấp, các tiếp viên tiếp tục với bài học ứng cứu và sinh tồn dưới nước sau khi thoát khỏi máy bay.

Khóa học của các tiếp viên tương lai được báo trước là “đầy gian khổ” bởi họ phải trải qua 3 nội dung huấn luyện tổng hợp. Theo đó, học viên cần vận dụng tất cả các kiến thức lý thuyết được học trong 3 tháng ở trung tâm đào tạo của Vietjet tại Việt Nam.

Kỳ 2: Sinh tồn dưới nước

“Áo phao dưới ghế ngồi quý khách”, câu nói bắt buộc trong quy trình thông tin trên tàu bay cho thấy đây là vật dụng vô cùng quan trọng. Trong các tình huống khẩn cấp phải hạ cánh trên mặt nước, áo phao chính là công cụ “cứu sinh”.
“Áo phao dưới ghế ngồi quý khách”, câu nói bắt buộc trong quy trình thông tin trên máy bay cho thấy đây là vật dụng vô cùng quan trọng. Trong các tình huống khẩn cấp phải hạ cánh trên mặt nước, áo phao chính là công cụ “cứu sinh”.
Mỗi tiếp viên phải thuộc nằm lòng kỹ năng sử dụng áo phao đúng cách để hướng dẫn cho hành khách thông qua phần biểu diễn An toàn bay (trước khi máy bay cất cánh và khi triển khai quy trình thoát hiểm trên nước)
Mỗi tiếp viên phải thuộc nằm lòng kỹ năng sử dụng áo phao đúng cách để hướng dẫn cho hành khách thông qua phần biểu diễn an toàn bay (trước khi máy bay cất cánh và khi triển khai quy trình thoát hiểm trên nước).
Đây là những kĩ năng bắt buộc của các tiếp viên tương lai. Tại bể bơi tại khu huấn luyện hàng không, các tiếp viên phải trải qua bài kiểm tra bắt buộc khi phải bơi tự do dưới nước với khoảng cách 100m không áo phao.

Bài kiểm tra kỹ năng sinh tồn trên nước của các tiếp viên sau khi thoát ra khỏi máy bay là một bài thực hành khắc nghiệt. Họ phải bơi tự do dưới nước với khoảng cách 100 m không có áo phao.

Bơi 100m tiếp sau đó với áo phao khi đã được thổi phồng với đúng tư thế và động tác.
Bơi 100 m tiếp sau đó với áo phao khi đã được thổi phồng với đúng tư thế và động tác.
Ngoài ra còn phải bơi 100m cứu hộ có áo phao khi gặp trường hợp hành khách bị thương hoặc  không thể tự di chuyển được trên nước.
Ngoài ra họ còn phải bơi 100m cứu hộ có áo phao khi gặp trường hợp hành khách bị thương hoặc không thể tự di chuyển được trên nước.
Theo ông Trần Hữu Quốc:

Giáo viên an toàn bay Trần Hữu Quốc yêu cầu tiếp viên chú ý động tác, bởi: "các động tác đúng sẽ giúp ta ít tiêu hao sức lực và dễ dàng di chuyển trên nước, ứng cứu người bị nạn tốt hơn, đồng thời di chuyển nhanh ra xa máy bay để đảm bảo an toàn".

Kỹ năng sinh tồn trên mặt nước cũng là những bài học vô cùng quan trọng, việc co người gập gối   giúp cho việc giữ ấm cơ thể được lâu và ít tiêu hao năng lượng hơn

Kỹ năng sinh tồn trên nước khi co người, gập gối giúp cho việc giữ ấm cơ thể được lâu và ít tiêu hao năng lượng hơn.

Sự khổ luyện của tiếp viên hàng không Việt

Không phải cứ xinh đẹp, giỏi ngoại ngữ là có thể trở thành tiếp viên hàng không. Để “dạo bước trên không”, các học viên đều phải trải qua những giai đoạn huấn luyện gắt gao.

Tạo vòng tròn vẫy sóng để thu hút sự chú ý khi phát hiện có tín hiệu cứu hộ đến.

Một kỹ năng sinh tồn nữa khi thoát khỏi máy bay an toàn là tạo vòng tròn vẫy sóng để thu hút sự chú ý khi phát hiện có tín hiệu cứu hộ đến.

Đội hình vòng tròn còn giúp cho việc tránh thất lạc người, hỗ trợ lần nhau và trợ giúp cho những  người bị thương trong quá trình xảy ra sự cố.

Đội hình vòng tròn còn giúp cho việc tránh thất lạc người, hỗ trợ lần nhau và trợ giúp cho những người bị thương trong quá trình xảy ra sự cố.

Trên những máy bay hiện đại, các cầu trượt cũng chính là thuyền phao, có thể tách ra khỏi máy bay để mọi người có thể trú ngụ và chờ ứng cứu.

Trên những máy bay hiện đại, các cầu trượt cũng chính là thuyền phao, có thể tách ra khỏi máy bay để mọi người có thể trú ngụ và chờ ứng cứu.

Các tiếp viên được thực hành trên thuyền phao và công việc cứu hộ trên mặt nước để đảm bảo  an toàn cho hành khách.

Các tiếp viên thực hành trên thuyền phao và tiến hành công việc cứu hộ trên mặt nước, mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho hành khách.

Theo giáo viên an toàn bay Nguyễn Đức Vinh với 10 năm kinh nghiệm công tác và  giảng dạy   trong ngành hàng không cho biết:

"Tất cả những bài kiểm tra thực tế đòi hỏi các học viên phải nỗ lực hoàn thành đủ và đạt yêu cầu dưới sự giám sát chặt chẽ, khắt khe của các huấn luyện viên", ông Nguyễn Đức Vinh, giáo viên an toàn bay với 10 năm kinh nghiệm công tác và giảng dạy trong ngành hàng không cho biết.  

Ứng cứu khẩn cấp và kỹ năng sinh tồn dưới nước là yêu cầu đào tạo bắt buộc của Cục Hàng không Việt Nam đối với vị trí tiếp viên hàng không. Khóa huấn luyện đòi hỏi học viên phải đạt yêu cầu trước khi trở thành tiếp viên chính thức. Với các tiếp viên trẻ, đây là những trải nghiệm thú vị và hữu ích. “Chúng tôi không chỉ nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của mình trên máy bay mà còn trang được trang bị những kỹ năng để ứng cứu trước những tình huống có thể xảy ra để đem lại sự an toàn tuyệt đối cho hành khách. Một chuyến bay vui vẻ, an toàn chính là mục tiêu mà hãng hàng không Vietjet hướng tới và sự khổ luyện của những tiếp viên như chúng tôi không nằm ngoài mục đích đó”, học viên Nguyễn Lệ Thanh chia sẻ.

Kỳ 1: Sự khổ luyện của tiếp viên hàng không Việt

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm