Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự nguy hiểm của việc ăn cá sống

Theo Cơ quan Thực phẩm Singapore, cá sống chứa nhiều vi trùng gây hại, người tiêu thụ thực phẩm này dễ mắc các bệnh ký sinh trùng, có thể ảnh hưởng nặng đến sức khỏe.

Ký sinh trùng ở miếng cá sống được phát hiện trong một phần sashimi tại Singapore. Ảnh: CNA.

Mới đây, một cặp vợ chồng người Singapore đăng bài lên trang mạng xã hội cá nhân cho biết họ phát hiện một con giun ký sinh trong miếng sashimi của mình.

Loại ký sinh này có tên Anisakis, có thể gây ra bệnh anisakiasis (nhiễm ký sinh trùng Anisakis - PV) với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, sưng bụng, tiêu chảy và sốt nhẹ.

Vào năm 2015, hơn 160 người tại Singapore đã nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) do ăn các món ăn có cá nước ngọt sống.

Dịch bệnh gây ra cái chết cho 2 người, một người phải cắt bỏ tứ chi, một người khác hôn mê 2 tuần và mất thính giác.

Đây là đợt bùng phát lớn nhất của vi khuẩn này trên thế giới, dẫn đến việc Singapore cấm bán cá nước ngọt sống ăn liền và cá sống nói chung.

Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA) cho hay tất cả cá sống, bao gồm cả những loại trong sushi, sashimi hay poké, yu sheng, đều được coi là thực phẩm có nguy cơ gây bệnh cao vì chưa được nấu chín.

"Cá sống chứa số lượng vi trùng cao hơn. Vi trùng có thể tăng lên nếu các biện pháp vệ sinh không được tuân thủ trong quá trình sơ chế như chuẩn bị cá bằng tay bẩn và sử dụng dụng cụ hay thớt bẩn", cơ quan này cho biết thêm việc tiêu thụ cá sống ăn liền cũng khiến nhiều người có nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng.

Theo CNA, khi chọn loại thực phẩm này, người dùng nên chú ý đến màu sắc của cá. Nếu có màu sáng có nghĩa cá còn tươi. Ngược lại, nếu cá không sáng màu, tốt nhất người dùng nên ngừng tiêu thụ chúng.

SFA khuyến nghị người dân chỉ nên mua cá sống ăn liền từ các cơ sở được cấp phép và đảm bảo cá thực sự được dùng để ăn sống.

Hướng dẫn về xử lý, bảo quản và chế biến cá sống ăn liền của Singapore ban hành năm 2021 cũng khuyên người dùng đặt cá sống ăn liền vào túi cách nhiệt và cho thực phẩm này vào giỏ hàng cuối cùng.

Người dùng cũng cần tuân theo hướng dẫn trên bao bì về cách xử lý và bảo quản cá sống ăn liền. Cá nên được cho vào tủ lạnh ở nhiệt độ 0-4 độ C ngay sau khi mua. Khi xử lý cá, tay và dụng cụ phải được rửa kỹ trước và sau để tránh lây nhiễm chéo.

Ngoài ra, người dân tuyệt đối không nên tiêu thụ cá sống ăn liền đã hết hạn và không có giấy tờ rõ ràng.

"Người tiêu dùng chọn ăn cá sống ăn liền phải nhận thức được những rủi ro liên quan", SFA cảnh báo.

Cơ quan này cũng liệt kê hàng loạt đối tượng có khả năng miễn dịch thấp hơn người bình thường như phụ nữ mang thai, trẻ em và người già, cũng như những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường. Những người này nên tránh hoàn toàn việc ăn cá sống.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Người phụ nữ mang khối u khổng lồ chèn đường thở suốt 10 năm

Khó thở do u ở cổ hơn chục năm, bệnh nhân L.T.R. (60 tuổi) vẫn chủ quan không đi khám cho đến khi tình trạng khó thở diễn tiến nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm