1. Chi tiết nào trong bức ảnh kèm chú thích: "Cá mập tấn công thủy thủ hải quân Anh tại Nam Phi" đã "tố cáo" nó là giả mạo?
Bức ảnh "fake" nổi tiếng nhất thế giới xuất hiện năm 2001, được phát tán qua email kèm chú thích: "Cá mập tấn công thủy thủ của hải quân Anh tại Nam Phi". Thực tế, chiếc cầu Golden Gate ở San Francisco (Mỹ) đã lật tẩy rằng bức hình được ghép từ 2 ảnh khác nhau. |
2. Bối cảnh sau lưng nhà bác học Albert Einstein - người đang đạp xe trong bức ảnh - ghi lại sự kiện nào trong lịch sử?
Nhà bác học Albert Einstein không đạp xe thong dong ở gần vụ nổ hạt nhân tại bãi thử Nevada, Mỹ vào năm 1962. Bởi ông qua đời từ 7 năm trước đó. |
3. Hình ảnh ảo diệu này được chú thích là chụp Trái Đất bằng kính viễn vọng không gian nào của NASA?
Bức ảnh rất đẹp ghi lại quang cảnh Trái Đất nhìn từ kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA được chia sẻ rầm rộ trên mạng vào năm 2016. Theo giả thuyết hợp lý nhất, "cha đẻ" của bức ảnh giả mạo này được cho là nghệ sĩ Mike Kiev đến từ Nga, thời điểm tạo ra nó là năm 2013. |
4. Loạt ảnh nam phi công selfie bên ngoài buồng lái lúc đang bay "gây bão Internet" ngay khi xuất hiện tại mạng xã hội nào?
Nhờ loạt ảnh selfie bên ngoài buồng lái trong lúc đang bay, nam phi công có nickname PilotGanso (người Brazil) đã thu hút gần 80.000 fan tại Instagram. Dù PilotGanso thừa nhận mình đã photoshop tất cả, anh vẫn phải hứng chịu không ít "gạch đá" từ dân mạng bởi khiến họ ám ảnh. Mới đây, nam phi công điển trai xóa toàn bộ ảnh "fake" khỏi trang cá nhân. |
5. "Đảo Lâu Đài" không có thực ngoài đời là sự kết hợp giữa lâu đài tọa lạc ở Đức và đảo nào?
"Đảo Lâu Đài" được cho là tọa lạc ở thủ đô Dublin, Ireland này là trò đùa Cá tháng Tư của một "thánh photoshop" người Đức. Hàng triệu người tin và không tiếc lời khen ngợi vẻ đẹp nên thơ của địa điểm này. Thực tế, lâu đài nằm ở Đức, còn đảo Khao Phing Kan tọa lạc ở Thái Lan. |
6. Loại dưa hấu xanh trong bức ảnh "fake" nổi tiếng này được đặt cho tên gọi gì?
Loại dưa hấu xanh này có đầy đủ thông tin để dân mạng tin là thật: Tên "Dưa hấu Mặt trăng", xuất xứ Nhật Bản và được bán với giá 16.000 yen/quả. Bức ảnh lan truyền trên Twitter vào năm 2014. |
7. Hình ảnh chú sư tử đang chụp cắt lớp được tung tin thất thiệt rằng đó là cách hãng phim nào của Mỹ thực hiện để có được đoạn giới thiệu trước mỗi bộ phim?
Fan bộ phim hoạt hình nổi tiếng Tom và Jerry hẳn không xa lạ với hình chú sư tử xuất hiện khá hầm hố trong đoạn giới thiệu hãng phim Metro Goldwyn Mayer. Năm 2016, dân mạng Twitter lan truyền hình ảnh được cho là cách hãng phim Mỹ thực hiện để có được đoạn giới thiệu này. Tuy nhiên, nó thực tế được photoshop từ ảnh chụp một chú sư tử tên Samson đang chụp cắt lớp. |
8. Chi tiết vô lý trong bức ảnh thai nhi đang đạp bụng mẹ là gì?
Thai nhi trong bụng mẹ phải có sức mạnh ngang với Hercules thì mới có thể đạp mạnh như trong ảnh. Hơn nữa, kích thước bàn chân cũng quá lớn so với những đứa trẻ sơ sinh bình thường. Nguồn ảnh gốc chưa được tìm ra, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định nó là giả. |
9. Bức ảnh giả mạo này xuất hiện từ thời điểm nào?
Bức ảnh "fake" này xuất hiện chỉ vài tuần sau thảm họa ngày 11/9/2001 ở Mỹ. Dù có nhiều điểm phi logic (nam du khách vì sao không nghe thấy tiếng máy bay? Tại sao nhiếp ảnh gia không cảnh báo anh ta về hiểm họa phía sau? Máy ảnh sao có thể còn nguyên vẹn?), khoảnh khắc này vẫn gây ám ảnh trên toàn thế giới. Sau đó, nó bị "lật tẩy" khi nam chính trong bức ảnh được tìm thấy ngoài đời. |
10. Sản phẩm "fake" này được tạo ra từ ảnh chụp vệ tinh của địa danh nào trong thực tế?
Bức ảnh cảnh đêm ở bán đảo Iberia chụp từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) của NASA vào tháng 6/2014 đã khơi nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ đồ họa Anton Balazh (Nga) tạo ra "bản fake" bằng kỹ thuật 3D. Mỗi sản phẩm đồ họa mất hàng năm trời để tạo ra thế này được nam nghệ sĩ bán với giá rất cao. |