1. Muối có tác dụng gì với cơ thể?
Theo thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, BV Trung ương Quân đội 108, trong cơ thể, muối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cho cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu. Ngoài ra, muối còn có vai trò trong việc duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh, đảm bảo thăng bằng kiềm toan. |
2. Đâu không phải là vai trò muối đối với cơ thể?
Theo thạc sĩ Toàn, muối còn giúp điều hòa natri trong cơ thể, đồng thời duy trì các bộ phận hoạt động một cách bình thường. |
3. Lượng muối đi vào cơ thể chúng ta qua những con đường nào nhiều nhất?
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 70% nguồn muối là từ muối, mắm và gia vị mặn cho vào thực phẩm khi chế biến thức ăn. 20% từ thực phẩm chế biến sẵn. Khoảng 10% từ muối có sẵn trong thực phẩm tự nhiên. |
4. Ăn nhiều muối có tác hại như thế nào?
Theo ông Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây ra tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Thói quen này còn làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày. |
5. Tại sao ăn mặn lại gây tăng huyết áp?
Ăn nhiều muối làm tăng nồng độ natri trong huyết tương và khi đó, tăng tính thẩm thấu của thành mạch, như vậy dịch từ gian bào sẽ vào trong lòng mạch. Lòng động mạch bị thu hẹp do mất nước. Trong khi đó, máu liên tục được tiêm đẩy ra các cơ quan, dẫn tới áp suất thành mạch tăng lên, đây chính là nguyên nhân gây cao huyết áp, tim mạch và các bệnh cảnh của thành mạch. |
6. Lượng muối nên ăn mỗi ngày đối với người trưởng thành?
WHO khuyến cáo mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối/ngày (tương đương một thìa cà phê) để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh không lây nhiễm khác. |
7. Ai cần cẩn trọng khi ăn muối?
Theo ông Bắc, người mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy thận phải có chế độ ăn hạn chế muối và ăn theo khuyến cáo của bác sĩ. |
8. Loại gia vị nào không có muối?
Ngoài bột canh, muối, các loại gia vị như nước mắm, nước tương, xì dầu, mỳ chính đều có chứa muối. |
9. Nên cho trẻ ăn muối khi nào?
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - BV Đa khoa Medlatec, trẻ dưới 1 tuổi, cơ thể có thể tự xử lý lượng Natri thừa trong thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn bù thêm muối cho bé sẽ khiến cơ thể trẻ thêm gánh nặng, đặc biệt là thận. Khi trẻ ngoài một tuổi, bạn mới nên cho một chút nước mắm (một đến hai giọt trong một bát). |