Đời sống
Sự thật sau các bức ảnh độc đáo thời chưa có photoshop
- Thứ ba, 24/3/2015 18:45 (GMT+7)
- 18:45 24/3/2015
Trang Mashable vừa đăng tải những bức ảnh của triển lãm “Faking it: Manipulated photography before photoshop” về các tác phẩm được chỉnh sửa thời máy tính chưa phổ biến.
|
Ngay khi khoa học nhiếp ảnh được hoàn thiện và sử dụng rộng rãi, các nhiếp ảnh gia can thiệp vào bức hình để tạo nên những tác phẩm độc đáo, thậm chí kỳ quái. Triển lãm "Faking it: Manipulated photography before photoshop" tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan trưng bày các tác phẩm từ năm 1850 đến 1950. Trong ảnh là bức “Người đàn ông hai đầu” (1855), tác phẩm khuyết danh.
|
|
“Mây trời chiều” (1856), tác giả Gustave Le Gray. Bức ảnh thể hiện sự gặp gỡ giữa bầu trời và mặt biển ở cuối đường chân trời. Le Gray đã cân bằng hai mức độ phơi sáng khác nhau để tạo nên tác phẩm này.
|
|
“Chân dung Aberdeen No.1” (1857), tác giả George Washington Wilson. George đã cắt chân dung của nhiều người để tạo nên bức ảnh tổng hợp. Trong đó, các nhân vật quan trọng của thành phố Aberdeen được xếp vào vị trí trung tâm và to hơn những người khác.
|
|
“Tan biến” (1858), tác giả Henry Peach Robinson. Robinson lồng ghép 5 bức ảnh âm bản để tạo nên tác phẩm này. Đây là bức ảnh yêu thích của ngài Albert, phu quân nữ hoàng Victoria. Ông đặt mua dài hạn tất cả các tác phẩm tiếp theo của Robinson.
|
|
“Linh hồn” (1901), tác giả John K. Hallowell. Tác giả dùng thủ thuật phơi sáng kép hoặc xếp chồng các khoảnh khắc để tạo nên hình ảnh một nửa người phụ nữ bao quanh bởi đầu của những người khác.
|
|
“Henri de Toulouse-Lautrec họa sĩ - người mẫu” (1900), tác giả Maurice Guibert. Bức ảnh cho thấy nhân vật Henri de Toulouse-Lautrec phân thân ở hai vai trò.
|
|
“Tướng Grant ở City Point” (1902), tác giả Levin Corbin. Đây là một bức ảnh dàn dựng hoàn toàn. Thực tế, tướng Ulysses S. Grant không hề có mặt ở Point. Levin ghép đầu của vị tướng khi chụp ở đại bản doanh Cold Harbor, Virginia với thân người và ngựa của Maj. Gen. Alexander McDowell McCook. Phần nền lấy từ ảnh chụp các tù nhân bị bắt trong trận chiến ở đồi Fisher, Virginia.
|
|
“Cuộc đụng độ” (1914), tác phẩm khuyết danh. Tấm thiếp này sử dụng hình ảnh đã qua chỉnh sửa, trong đó người lính Đức được phóng to khổng lồ đang đè nén các thành viên tí hon của Triple Entente (nhóm đồng minh 3 bên), chiến tranh thế giới thứ nhất.
|
|
“Căn phòng có mắt” (1930, tác giả Maurice Tabard) với kỹ xảo ghép các bức ảnh với nhau. Bức ảnh khá giống một tác phẩm 3D.
|
|
Người đàn ông “nâng” 11 người khác, chênh vênh trên đỉnh của một tòa nhà (1930).
|
|
“Ước mơ số 1: Thiết bị điện cho tổ ấm” (1948), tác giả Grete Stern. Người phụ nữ xinh đẹp được ghép vào làm chân đèn.
|
|
“Thiếp giáng sinh” (1950), tác giả Angus McBean. Thiếp giáng sinh của nhiếp ảnh gia Angus thường là những hình ảnh kỳ quái, ví dụ bức chân dung tự chụp chỉ có phần đầu.
|
ảnh photoshop
Photoshop
nhiếp ảnh
nhiếp ảnh gia