Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Sự thật về ông vua đi cày trúng hũ vàng đầu năm mới

Cách đây 1033 năm, một vị vua xuống ruộng đi cày, đã “may mắn” trúng hũ vàng, bạc. Câu chuyện này được ghi chép trong sử sách như thế nào?

Cay ruong dau nam anh 1

Câu 1: Nghi lễ cày ruộng đầu năm của vua chúa ngày xưa có tên gì?

  • Tịch thu
  • Tịch điền
  • Quảng điền
  • Phong điền

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, dưới thời phong kiến, các vị vua nước Việt thường làm lễ cày ruộng đầu năm với tên gọi Tịch điền, nhằm khuyến khích nhân dân phát triển nông nghiệp.

Cay ruong dau nam anh 2

Câu 2: Hoa lợi thu được trên ruộng này được dùng để…?

  • Tiếp sứ thần
  • Vua dùng hàng ngày
  • Ban cho đại thần
  • Tế lễ

Theo sách “Lễ tết ăn chơi trong cung Nguyễn”, thóc lúa, hoa màu thu được trên những khoảnh ruộng tịch điền sẽ được triều đình sử dụng vào các nghi lễ quan trọng như giỗ kỵ tổ tiên, cúng bái trong các ngày đại lễ.

Cay ruong dau nam anh 3

Câu 3: Vị vua đầu tiên của nước ta cày ruộng tịch điền?

  • Ngô Quyền
  • Đinh Bộ Lĩnh
  • Lê Hoàn
  • Lý Công Uẩn

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lê Hoàn của nhà Tiền Lê chính là hoàng đế đầu tiên của nước ta khởi xướng tục cày ruộng tịch điền. Ông cũng là đế vương đầu tiên xuống ruộng đi cày năm 987, được sử sách ghi chép.

Cay ruong dau nam anh 4

Câu 4: Triều đại nào không có tục cày ruộng tịch điền?

  • Trần
  • Hồ
  • Nguyễn

Tục cày ruộng tịch điền có từ thời Tiền Lê, đến thời Lý được tổ chức long trọng hơn. Thời Trần có duy trì nhưng không long trọng như thời Lý, đến thời Hồ thì mất hẳn. Về sau, nhà Nguyễn lại khôi phục lễ cày ruộng tịch điền đầu năm mới, xem đó là một trong những nghi lễ quan trọng của đất nước dịp đầu xuân.

Cay ruong dau nam anh 5

Câu 5. Ai sẽ tham gia cày ruộng cùng vua?

  • Bá quan văn võ
  • Hoàng thân quốc thích
  • Kỳ lão hương thôn
  • Cả 3 đáp án trên

Sau nghi lễ, vua là người đầu tiên xuống ruộng cày, 3 lần đẩy cày đi, 3 lần đẩy cày lại; tiếp đó đến các vị hoàng công thân phiên. Chỉ những người chức cao bổng hậu mới được tham dự, cày 5 lần rồi đến bá quan văn võ mỗi người cày 9 lần, cuối cùng là các vị kỳ lão hương thôn và lão nông...

Cay ruong dau nam anh 6

Câu 6: Tục cày ruộng tịch điền được tổ chức lần đầu ở đâu?

  • Duy Tiên (Hà Nam)
  • Tam Điệp (Ninh Bình)
  • Kinh Môn (Hải Dương)
  • Từ Sơn (Bắc Ninh)

Theo "Đại Việt sử lược", "Đinh Hợi (987) niên hiệu Thiên Phúc, vua Lê Hoàn bắt đầu cày tịch điền ở núi Đọi, bắt được hũ vàng. Lại một lần cày ở núi Bàn Hải bắt được hũ bạc. Đây là những địa điểm thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trước đây. Khoảnh ruộng vua cày trúng hũ vàng, hũ bạc được đặt tên ruộng Kim Ngân (Kim Ngân Điền), tức ruộng vàng, ruộng bạc. Theo các nhà nghiên cứu, hũ vàng, hũ bạc vua cày được không phải ngẫu nhiên, đó là sự sắp đặt, với hàm ý nếu chăm lo phát triển nông nghiệp sẽ thu được hũ vàng, hũ bạc.

Cay ruong dau nam anh 7

Câu 7: Vị vua nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm tịch điền?

  • Minh Mạng
  • Thiệu Trị
  • Tự Đức
  • Hàm Nghi

Theo sách “Lễ tết ăn chơi trong cung Nguyễn”, sau khi thành lập vương triều, vua Gia Long đã khôi phục tục cày ruộng tịch điền. Trong số các vua triều Nguyễn, Minh Mạng là vị vua đặc biệt quan tâm đến nghi lễ này, ông xuống dụ xem việc này "thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả". Nhà vua còn cho khảo sát lại nghi thức cử hành đại lễ này dưới các triều đại vốn cho rằng quá giản lược. Vì thế, tháng 2 Âm lịch năm 1828, vua giao cho Bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành thông lệ lâu dài.

Cay ruong dau nam anh 8

Câu 8: Hiện nay, nghi lễ cày ruộng tịch điền được tiến hành ở tỉnh nào?

  • Hà Nam
  • Bắc Ninh
  • Ninh Bình
  • Thừa Thiên Huế

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng, lễ hội tịch điền được tổ chức tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Là một trong những lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội tịch điền mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

6 tục kiêng cữ phổ biển của người Việt vào đầu năm mới

Theo tín ngưỡng văn hóa, vào dịp đầu năm, người Việt có những kiêng cữ với mong muốn sẽ có được một năm mới may mắn, hạnh phúc.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm