Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự trở lại của hộp đêm lớn nhất New York

Yang Gao, một doanh nhân mới tham gia vào lĩnh vực đời sống về đêm, đã chi 12 triệu USD giữa thời kỳ đại dịch để tạo ra địa điểm vui chơi nổi tiếng nhất New York (Mỹ).

Đúng 0h là thời khắc hộp đêm Nebula, tọa lạc tại khu Midtown, Manhattan (thành phố New York, Mỹ), trở nên náo nhiệt nhất. Các sàn nhảy gần như kín chỗ khi những vị khách trẻ tuổi hòa mình theo giai điệu sôi động.

Với diện tích gần 929,03 m2 trải rộng trên 3 tầng, Nebula là hộp đêm lớn nhất ở New York khi khai trương vào tháng 9 năm ngoái. Nó có không gian chính rộng khoảng 464,51 m2.

Quán được trang bị hệ thống âm thanh D&B và 6 màn hình LED chiếu xuống từ trần nhà để mang đến cho khán giả những hình ảnh sinh động.

Nơi này nhanh chóng trở thành tụ điểm vui chơi nổi tiếng với giới trẻ Mỹ, theo New York Times.

Hop dem lon nhat New York anh 1

Với không gian rộng lớn, Nebula thu hút hàng trăm người trẻ New York đến vui chơi. Ảnh: Mixmag.

Những sự kiện riêng tư, thường diễn ra vào các đêm trong tuần, là điểm thu hút chính. Nebula mời đến các DJ hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Jamie Jones, Artbat và Eric Prydz để biểu diễn trong tháng này.

Khi các câu lạc bộ ở New York còn bao trùm trong không khí ảm đạm và chỉ chú trọng dịch vụ đóng chai, bán mang đi cho người sành rượu, Nebula thực sự đã trở thành điểm sáng từ ngày đầu mở cửa.

Hộp đêm, quán bar hồi sinh

Hai năm trước, Yang Gao (42 tuổi) và Richie Romero (46 tuổi, người chuyên về ngành nightlife) hợp tác với nhau để xây dựng hộp đêm rộng lớn này.

Là một người dày dặn kinh nghiệm trong giới giải trí, Romero có không ít ý tưởng để biến Nebula thành điểm vui chơi bậc nhất “quả táo lớn” của nước Mỹ.

Trong suy nghĩ của anh, nó phải là nơi mọi người được thoải mái uống rượu, nhảy nhót thay vì uể oải cả đêm trong những bữa tiệc.

“Nebula sẽ giống như vua của các hộp đêm”, Romero khẳng định.

Điều đó từng xảy ra khi anh đặt chân đến Manhattan lúc còn là một thiếu niên.

“Manhattan gần như là ông hoàng của thế giới về đêm hồi đó. Các sân khấu lớn đều tập trung về đây. Những DJ tên tuổi luôn muốn đến nơi này để biểu diễn”, Romero nói với New York Times.

Sau 2 năm đại dịch bùng phát, anh cảm nhận được bầu không khí trống rỗng và yên tĩnh đến kỳ lạ khi quan sát mọi thứ từ ban công của Nebula trong giờ nghỉ.

Manhattan có thể vẫn là tâm điểm của tài chính và truyền thông, nhưng khung cảnh nhộn nhịp của câu lạc bộ đã chuyển sang nơi khác - Miami, Berlin, Las Vegas, thậm chí là Scottsdale, Ariz.

Mặc dù một số quán bar đang hoạt động mạnh mẽ trên Đại lộ số 10, năng lượng đời sống về đêm của New York đã dần chuyển sang Brooklyn.

Hai nhà sáng lập hy vọng sẽ đưa Manhattan trở lại thời kỳ đỉnh cao qua việc xây dựng Nebula. Gao cho biết anh đã đầu tư khoảng 12 triệu USD vào dự án này, một canh bạc khổng lồ giữa đại dịch, khi ngành nightlife gần như “đóng băng”.

“Đối mặt với hiện thực không có gì chắc chắn, điều đó khiến tôi sợ hãi”, Romero chia sẻ.

Đời sống về đêm nhộn nhịp trở lại

Vị trí hiện tại của Nebula từng là nơi tọa lạc của nhiều quán bar tiếng tăm. Trước đó, chỗ này thuộc về Saci, Show và Arena. Gần đây nhất là Circle, một địa điểm dành cho người Mỹ gốc Hàn và dân châu Á, đã bị đóng cửa vào năm 2018.

“Thời điểm đại dịch mới bùng phát, tôi đã rời khỏi cuộc sống về đêm và mở các nhà hàng thức ăn nhanh. Tuy nhiên, khi thấy ngành nightlife có tín hiệu tốt, tôi lập tức tập hợp các nhà đầu tư để tạo nên Nebula”, Gao kể lại.

Romero cho biết việc kinh doanh bùng nổ trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và trước lúc biến thể Omicron xuất hiện. Khi đó, các vấn đề về chuỗi cung ứng đã dẫn đến tình trạng thiếu rượu trầm trọng.

Đối với những người vẫn cảnh giác với đám đông lớn, Gao thiết kế các phòng riêng ở tầng hầm. Mỗi phòng đều có hệ thống âm thanh, đèn chiếu sáng và toilet. Bất chấp các cảnh báo về làn sóng Covid-19 sắp tới, anh vẫn rất lạc quan vào tương lai của đời sống về đêm.

“Tôi biết rằng mọi người muốn xuống phố, tương tác trực tiếp với nhau. Vì thế, ngành nightlife sẽ không bao giờ biến mất”, Gao chia sẻ.

Khi hình ảnh chiếu trên màn hình LED, hàng trăm người đã nhảy theo bài "Poker Face" của Lady Gaga.

“Lượng khách hiện tại vẫn chưa thực sự như tôi mong muốn. Tuy nhiên, điều này sẽ được cải thiện trong vài tuần tới. Sau 2 năm cô lập với xã hội, thật khó tin khi nhìn thấy hàng trăm người đứng gần nhau như vậy, không hề có khẩu trang hay sự ám ảnh về dịch bệnh”, Jonas Young-Borra (37 tuổi), cộng sự của Romero, nói.

Giấc mơ thuê nhà giá rẻ, sống một mình ở New York tan vỡ

Khi New York (Mỹ) hồi sinh sau dịch, giá thuê nhà đồng loạt tăng cao khiến nhiều người trẻ phải từ bỏ ước mơ ra ở riêng, tự chủ tài chính.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm