Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự vô lý của việc ép nhân viên đi làm bằng lương thưởng

Nhiều công ty đang dùng thời gian có mặt tại văn phòng như một yếu tố để đánh giá hiệu suất công việc. Các CEO sẽ dựa vào tiêu chí này để tăng hoặc giảm lương của nhân viên.

Quy định giảm lương vì nhân viên không lên văn phòng gây tranh cãi.

Để đối phó với tình trạng nhân viên không đến văn phòng thường xuyên, nhiều CEO đang thử nghiệm một chiến thuật mới: bắt buộc tất cả người lao động làm việc trực tiếp để được trả lương cao hơn, theo CNA.

Một công ty luật lớn đã công khai áp dụng quy định này nhằm thúc đẩy nhân sự có mặt tại cơ quan nhiều hơn. Tại các doanh nghiệp khác, việc cắt giảm tiền thưởng vì thiếu sự hiện diện diễn ra tương đối “thầm lặng".

Tính công bằng được đặt lên bàn cân

Gần đây, "gã khổng lồ công nghệ" Google cho biết họ sẽ dùng thời gian điểm danh tại văn phòng như một yếu tố để đánh giá hiệu suất và các giám đốc điều hành không cần phải giải thích cho hệ thống xếp hạng này.

“Sự nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu làm việc từ xa. Nếu thăng chức khó hơn thì thu nhập đương nhiên sẽ không tăng”, CEO IBM Arvind Krishna chia sẻ.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo nên cẩn thận khi tiến hành phương pháp này vào đội ngũ nhân sự của mình. Sự chênh lệch về lương thưởng tác động khác nhau khi được xem như hình phạt đối với nhóm “remote working” hơn là phần thưởng cho những người đi làm.

Thêm vào đó, việc đi lại tốn nhiều thời gian là điều khiến hầu hết mọi người cảm thấy khó chịu. Chi phí di chuyển rất tốn kém, không chỉ vì tiền đậu xe hay vé tàu mà còn liên quan đến thời gian đón con cái từ nhà trẻ.

Nếu không kịp về đúng giờ, họ sẽ phải thuê người làm điều đó. Ngoài ra, tiền ăn uống bên ngoài cũng chiếm một khoản không nhỏ trong phí sinh hoạt.

Một nghiên cứu vào năm ngoái của Jose Maria Barrero, nhà kinh tế học, đã chỉ ra rằng làm việc tại nhà sẽ giúp giảm bớt áp lực cho người lao động.

lam viec tu xa anh 1

Làm việc tại văn phòng được cho là tăng sự kết nối và giúp quản lý dễ kiểm soát nhân viên hơn. Ảnh: Forsa.

Theo Jonathan Levin, nhân viên văn phòng, “remote working” được xem như một quyền lợi, giống như xe hơi của công ty hoặc phòng tập thể dục ở văn phòng.

Một cuộc khảo sát với giới “cổ cồn trắng” tại London (Anh) do Bloomberg Intelligence thực hiện vào đầu năm nay cho thấy các nhà tuyển dụng sẽ cần đưa ra mức thu nhập hấp dẫn hơn để thu hút nhân sự quay lại văn phòng 5 ngày/tuần.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các CEO, làm việc từ xa không được coi là một tiện nghi. Họ gọi đó là một vấn đề về hiệu suất mà những người chạy theo hình thức này sẽ bị phạt tài chính.

Quy định này đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến sự công bằng. Không ít nghiên cứu đưa ra kết luận về hiệu quả công việc của nhóm “remote working”. Thế nhưng, các công ty không trả thù lao cho những kết quả đầu ra của họ.

Bên cạnh đó, họ cũng là nhóm có nguy cơ bị phân biệt đối xử cao hơn, chẳng hạn phụ nữ, lao động lớn tuổi, người da màu và người khuyết tật.

Quy định chưa hợp lý

Trả công theo số ngày có mặt tại văn phòng thay vì hiệu suất là một thông lệ đã được áp dụng từ lâu.

Theo Sarah Green Carmichael, cây viết của CNA, đó là một phần lý do khiến nam giới kiếm được nhiều tiền hơn nữ giới. Phụ nữ - đặc biệt là các bà mẹ - thường dành thời gian cho công việc không nhiều bằng nhóm còn lại bởi vì họ còn đảm nhiệm vai trò nội trợ và chăm sóc gia đình.

Những người đi làm đều đặn không đồng nghĩa với việc họ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc hơn. Nhưng một số nhà quản lý thường bỏ qua chi tiết đó.

Một thống kê được thực hiện trước đại dịch của các chuyên gia tư vấn nhận ra rằng những nhân viên giả vờ bận rộn luôn được sếp đánh giá cao, bất kể khối lượng công việc của họ như thế nào.

Còn nhóm cấp dưới chỉ làm đủ giờ fulltime hay bị khiển trách là không chăm chỉ, dù họ đã hoàn tất đầu việc của ngày hôm đó.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa “remote working” có thể thay thế được làm việc trực tiếp.

lam viec tu xa anh 2

Hình thức làm việc từ xa đang thay đổi thế giới công sở sau đại dịch. Ảnh: New York Times.

Cố vấn, cộng tác, đóng góp tích cực vào văn hóa công ty được cho là những điều tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Hầu hết trong số đó dễ dàng thực hiện ở môi trường công sở hơn là từ xa.

Dù vậy, Jose Maria Barrero cho rằng tuy cả hai nhóm nhân viên đều có thể đóng góp theo những cách khác nhau, nhưng thật khó để nói bên nào cống hiến nhiều hơn về tổng thể.

Theo Barrero, trong giờ làm việc, những người đến văn phòng có nhiều khả năng chơi game trên máy tính hơn nhóm còn lại.

Nếu các công ty muốn thưởng tiền cho những nhân sự chịu khó đến văn phòng thường xuyên hơn, họ nên nói rõ về điều đó, ví dụ: đến X lần, nhận thêm Y số tiền.

Sau đó, quyền quyết định sẽ phụ thuộc vào nhân viên. Liệu phần thưởng đó có đáng để họ cân nhắc bỏ qua sự tiện nghi đang có hay không. Ngoài ra, các giám đốc điều hành nên nhìn nhận trung thực về giá trị của cấp dưới mang lại cho công ty qua năng lực của họ.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Nhóm nhân viên chỉ muốn xong việc và đi về

Không giống các thế hệ trước, Gen Z ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn mọi thứ.

Du doan sai ve Gen Z hinh anh

Dự đoán sai về Gen Z

0

Nhiều doanh nghiệp từng dự đoán Gen Z sẽ "khai tử" việc mua sắm tại cửa hàng. Thực tế, khoảng 30% người trẻ thích nhận sản phẩm ngay tại cửa tiệm, 28% muốn được dùng thử hàng hóa.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm