Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức khoẻ các học sinh nghi ngộ độc tại Nha Trang

Đại diện Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà đã có chia sẻ mới nhất về tình trạng của các học sinh nhập viện vì ngộ độc thực phẩm tại TP Nha Trang.

Một trong 2 ngôi trường có nhiều học sinh nhập viện vì ngộ độc ngày 5/4 tại TP Nha Trang. Ảnh: Trường Tiểu học Vĩnh Trường.

Trao đổi với Tri thức - Znews sáng 8/4, ông Lê Văn Khoa, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà, cho biết chỉ còn 25 học sinh đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

"Hiện sức khoẻ các cháu đều ổn định. Do vướng hai ngày thứ 7, Chủ nhật không thể cho xuất viện, trong hôm nay, dự kiến các bé được cho ra viện", bác sĩ Khoa thông tin.

Ông Khoa cũng cho biết thêm sau vụ việc, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu thức ăn tại các hàng ăn trước trường học và gửi Viện Pasteur Nha Trang cũng như Viện Pasteur TP.HCM kiểm nghiệm và sẽ sớm có kết quả.

Liên quan tới vụ việc, một học sinh lớp 5 cũng được xác định tử vong ngoại viện chưa rõ nguyên nhân sau khi có biểu hiện ngất xỉu sau khi ăn sáng. Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Khánh Hoà đã giải phẫu tử thi để tìm ra nguyên nhân tử vong.

Đến ngày 8/4, nguyên nhân này vẫn chưa được công bố. Ông Khoa cho hay các cơ quan chức năng vẫn đang làm việc để sớm tìm ra nguyên nhân.

Trước đó, trong ngày 5/4, nhiều học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo và trường Tiểu học Vĩnh Trường (TP Nha Trang) phải nhập viện vì có các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm.

Các em đã ăn sáng với nhiều món khác nhau tại các hàng quán và từ những người bán hàng rong bên ngoài nhà trường.

Trong chiều 5/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, đã có văn bản gửi Sở Y tế Khánh Hòa yêu cầu điều tra, xử vụ việc tại trường học trên địa bàn TP Nha Trang.

Cục nhấn mạnh trong thời gian từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho bệnh nhân, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với bệnh viện tuyến trên.

Bên cạnh đó, sở cần phối hợp các cơ quan chức năng có liên quan điều tra, xử lý, xác định nguyên nhân vụ việc và công khai thông tin kịp thời, tránh gây hoang mang dư luận.

Ngoài ra, ngành y tế cần phối hợp các cơ quan chính quyền và cơ quan chức năng ngành giáo dục và dào tạo tại địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm tại khu vực trường học (bếp ăn trường học, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, các đối tượng, cơ sở kinh doanh thực phẩm xung quanh trường học).

Theo Cục An toàn thực phẩm, người dân nên làm theo các khuyến cáo sau để tránh gặp phải vấn đề ngộ độc thực phẩm, dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa cũng như các bệnh đường tiêu hoá khác:

- Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm trong điều kiện không đông đá tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khí phát triển, ví dụ Clostridium botulinum.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Ba quận có số ca tay chân miệng cao nhất tại TP.HCM

Theo thống kê của HCDC, số ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM trong 6 tuần gần đây có sự tăng đều.

Linh Thuỳ

Bạn có thể quan tâm