Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Súc miệng hàng ngày có đủ để phòng ngừa viêm họng?

Thời tiết giao mùa tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển. Để phòng ngừa viêm họng, bạn cần chăm sóc răng miệng và súc họng đúng cách.

Súc họng là điều không quá xa lạ với hầu hết người Việt và đây là phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa, điều trị viêm họng do dung dịch được đưa trực tiếp đến nơi bị viêm để diệt mầm bệnh và tránh bội nhiễm. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu và thực hiện đúng phương pháp súc họng trong điều trị viêm họng.

Sự khác biệt giữa súc họng và súc miệng

Súc miệng là việc sử dụng dung dịch súc miệng, giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên răng miệng, có tác dụng điều trị viêm nhiễm vùng miệng, nướu, chân răng. Súc miệng chỉ được thực hiện ở khu vực khoang miệng.

Betadine anh 1
Súc miệng chỉ tác động ở khu vực khoang miệng.

Trong khi đó, súc họng được thực hiện tại cổ họng. Súc họng là động tác ngửa mặt lên, ép hơi từ phổi đi qua một chất lỏng được giữ ở khu vực họng (càng thấp càng tốt), tạo ra tiếng khò khò khoảng 30 giây đến 2 phút để dung dịch có thể lan về phía sau của cổ họng xa hết mức có thể. Người bệnh nên thư giãn các cơ vùng hầu họng để dung dịch xuống sâu hơn hơn mà không tạo cảm giác khó chịu hay nuốt phải, đạt hiệu quả điều trị tối đa.

Betadine anh 2
Súc họng tác dụng trực tiếp và hiệu quả đến vùng họng.

Súc họng đúng phương pháp là cách phòng và điều trị viêm họng hiệu quả. Ở Nhật Bản, từ hơn 90 năm qua, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân súc họng để phòng ngừa các chứng nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp. Phương pháp này đồng thời được khuyên dùng ở Malaysia.

Thuốc súc họng

Theo Diagnosing ARIs Series, có hơn 80% trường hợp viêm họng là do virus gây nên. Trong trường hợp này, súc họng bằng nước muối chỉ làm sạch vùng niêm mạc họng bằng cách làm loãng dịch viêm và giúp chúng trôi khỏi bề mặt niêm mạc họng chứ không diệt tác nhân gây viêm.

Betadine anh 3
Muối không có tác dụng diệt tác nhân gây viêm.

Vì thế đối với bệnh nhân bị viêm họng cấp do virus, bạn nên dùng loại thuốc súc họng có chứa povidone-iodine (PVP-I). Đây là phức hợp của povidone và iodine, có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng, bao gồm cả vi rút, vi khuẩn và vi nấm…

Trong dung dịch đó, iodine là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidone đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iodine một cách từ từ, liên tục nên có tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Hơn nữa, povidone-iodine không kích ứng da và niêm mạc, không gây xót và có mùi dễ chịu. Khi dùng dung dịch này, người bệnh sẽ có cảm giác cổ họng được làm sạch, mát lạnh và tình trạng viêm họng được cải thiện.

Các nghiên cứu cũng cho thấy povidone-iodine có khả năng sát trùng chỉ sau 15-30 giây súc họng. Điều này góp phần làm tăng khả năng tự phục hồi của bệnh nhân, có thể tiêu diệt hầu hết mầm bệnh chỉ trong 30 giây tiếp xúc. Sử dụng thuốc súc họng chứa povidone-iodine khi có dấu hiệu viêm họng sẽ mang lại hiệu quả nhanh.

Video - Thuốc súc miệng Betadine Để phòng ngừa viêm họng, bạn cần chăm sóc răng miệng và súc họng đúng cách với dung dịch chuyên biệt.

Tại Việt Nam, hiện nay thuốc súc miệng họng chứa povidone-iodine là sản phẩm otc đã có bán tại các nhà thuốc để điều trị viêm họng hiệu quả.

Thuốc súc miệng-họng chứa povidone-iodine có tác dụng điều trị bệnh nhiễm trùng niêm mạc miệng và cổ họng, như viêm họng, loét áp-tơ, nhiễm nấm candida, cảm, cúm, viêm nướu răng, loét miệng. Bạn cũng có thể dùng thuốc súc miệng để dự phòng trong và sau khi phẫu thuật nha khoa hoặc cắt amidan.

Hà Mỹ Giang

Bạn có thể quan tâm