Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tác hại không ngờ của việc cho trẻ bú bình khi ngủ

Trẻ bú bình khi ngủ có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe như sặc sữa, sâu răng hay viêm tai, thậm chí tử vong.

Sâu răng do bú bình khi ngủ. Với những bé đã mọc răng, bạn không nên để bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ. Lí do là các mảng bám sẽ làm bé sâu răng. Nếu bị sâu trầm trọng, răng bé có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ.

Sâu răng do bú bình khi ngủ. Khi con đã mọc răng, bạn không nên để bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ. Các mảng bám sẽ gây bệnh sâu răng. Nếu trầm trọng, răng có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ.

Ngoài ra, việc mút núm vú giả sẽ tạo lực ép vào hàm làm cho răng và xương hàm phát triển lệch lạc, ảnh hưởng đến cấu tạo của hàm trên và hàm dưới dẫn đến việc trẻ sẽ bị hô. Ngoài ra, do hàm không phát triển ra hai bên được, trẻ con có thể bị hẹp hàm.

Ngoài ra, việc mút núm vú giả sẽ tạo lực ép vào hàm khiến răng, xương phát triển lệch lạc. Điều đó ảnh hưởng đến cấu tạo của hàm trên và dưới, khiến trẻ có thể bị hô.

Bé dễ bị sặc. Bé bị sặc sữa rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì bé bú bình khi ngủ, sữa có thể vẫn chảy vào họng bé cho dù bé không mút nữa.

Bé dễ sặc. Trường hợp này rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Bởi sữa vẫn có thể chảy vào họng dù bé không mút.

Ngứa da. Để con ngủ suốt đêm trên giường với bình sữa, sữa có thể rỉ ra và chảy xuống má trẻ khiến da bé ẩm ướt, kích ứng và ngứa.

Ngứa da. Sữa có thể chảy xuống má trẻ khiến da bé ẩm ướt gây kích ứng và ngứa.

Nhiễm trùng tai. Theo Sg.theasianparent, nếu con bạn vừa nằm ngủ vừa ti bình, sữa có thể chảy vào tai bé, gây nhiễm trùng tai nặng. Vì vậy, nên cho con ăn sữa xong trước khi bé ngủ. Nếu bé vẫn muốn thứ gì đó hãy thử núm vú giả.

Nhiễm trùng tai. Theo Sg.theasianparent, nếu trẻ vừa nằm ngủ vừa bú bình, sữa có thể chảy vào tai, gây nhiễm trùng.

Vấn đề về phổi. Họng của con người có hai đường dẫn khác nhau. Một đường để không khí vào, ra phổi của bạn, còn đường kia cho thức ăn và các dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Nếu trẻ nằm trên giường ngủ mà vẫn ngậm ti bình, đường tới phổi hoàn toàn mở cho không khí đi vào. Chỉ cần một lượng nhỏ sữa có thể vào qua đường thở rồi vào phổi, gây viêm phổi và các vấn đề về phổi khác cho trẻ.

Vấn đề về phổi. Họng của con người có hai đường dẫn khác nhau. Một đường để không khí vào, ra phổi, phần còn lại có tác dụng cho thức ăn và các dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Khi trẻ nằm trên giường ngủ mà vẫn ngậm ti bình, đường tới phổi vẫn mở để không khí đi vào. Vì vậy, một lượng nhỏ sữa  vào qua đường thở xuống phổi cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

http://kienthuc.net.vn/me-be/tac-hai-khong-ngo-cua-viec-cho-tre-bu-binh-khi-ngu-467253.html?p=6

Theo Linh Chi/Báo Kiến Thức

Bạn có thể quan tâm