Trẻ nhập viện với xiên que đâm xuyên lưỡi. Ảnh: BVCC. |
Bé T.K.M. (3 tuổi ở TP Thái Nguyên) được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện A Thái Nguyên với que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.
Khai thác bệnh sử, người nhà bệnh nhi cho biết bé bị ngã lúc cầm xiên que tự chơi đùa, khiến que đâm vào lưỡi. Khi nhập viện, bé vẫn tỉnh táo, xiên que đâm xuyên qua lưỡi, cắm xuống phía sàn miệng, gây chảy máu.
Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhi được các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt xử trí rút dị vật, cầm máu vết thương; đồng thời thăm khám để chắc chắn rằng không còn mảnh vỡ, dằm của xiên que còn sót lại.
Chiếc xiên que sau khi lấy ra từ miệng bệnh nhi. Ảnh: BVCC. |
Bé được cho về nhà ngay sau đó. Sau khi về nhà, gia đình cần theo dõi vết thương và vệ sinh hàng ngày cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đánh giá về ca bệnh của bé M., bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thế Hùng, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, người trực tiếp xử lý cho trẻ, đánh giá đây là trường hợp may mắn vì xiên que đâm xuyên nhưng không trúng vào các mạch máu và dây thần kinh ở lưỡi.
"Vì vậy, bé không bị chảy máu ồ ạt, vết thương ở lưỡi sau khi lành cũng không gây ảnh hưởng đến vị giác cũng như khả năng nói, phát âm của bé", bác sĩ Hùng bày tỏ.
Bác sĩ Hùng cũng cho hay đây là một trong số rất nhiều trường hợp trẻ bị thương tích do tai nạn sinh hoạt mà bệnh viện tiếp nhận. Những tai nạn thường gặp nhất là thương tích do ngã, tai nạn cắt, đâm do vật sắc nhọn (dao, kéo, đũa, que…), tai nạn do bỏng, sặc…
Qua trường hợp trên, bác sĩ Hùng khuyến cáo, tình trạng trẻ em bị vật nhọn như đũa, tăm, que, bút viết… đâm vào miệng phải nhập viện cấp cứu xảy ra rất thường xuyên.
Trẻ có thể gặp tai nạn nguy hiểm này này trong lúc bị đũa, tăm đâm vào miệng, họng khi đang ăn, đặc biệt là vừa ăn vừa chơi. Do đó, cha mẹ cần chú ý cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ, sát sao khi trẻ chơi đùa, đặc biệt không để trẻ vừa nô đùa vừa cầm đồ vật sắc nhọn để tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong trường hợp chẳng may bị dị vật đâm, phụ huynh phải bình tĩnh, không được tự ý rút dị vật ra. Thay vào đó, cha mẹ cần cố gắng giữ cố định nguyên trạng dị vật và đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ có chuyên môn xử lý càng nhanh càng tốt.
Khi hơi thở hóa thinh không
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y